Cùng chung chí hướng dựng xây cơ đồ
Mười hai sứ loạn quy hàng
Làm lên Đất Việt anh hùng lắm thay
Tứ quan tứ trụ triều đình
Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ
Lòng Trung xuyên suốt mặt trời
Ngàn năm tỏa sáng rọi lòng dân gian
Tứ quan tứ trụ triều đình
Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ
Lòng Trung xuyên suốt mặt trời
Ngàn năm tỏa sáng rọi lòng dân gian
Đền Tứ Trụ nằm cạnh đền Trình, là di tích thờ 4 vị đại thần nhà Đinh gồm Tể tướng Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, Thái sư Lưu Cơ và Thượng thư Trịnh Tú.
Sách Đại Nam Quốc sử Diễn ca cũng như thơ ca dân gian thường nói đến Tứ trụ "Bặc, Điền, Cơ, Tú" tức là bốn người trụ cột của triều nhà Đinh. Tứ trụ là 4 vị quan thân cận, cùng quê hương và cùng tuổi với Đinh Tiên Hoàng Đế, từng giúp vua Đinh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Các vị đại thần Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ hiện được thờ ở rất nhiều nơi, đặc biệt là vùng Hà Nam - Nam Định - Ninh Bình.
Tể tướng Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, Thái sư Lưu Cơ và Thượng thư Trịnh Tú. Tứ trụ là 4 vị quan thân cận, từng giúp vua Đinh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam: từ Đời Lý trở đi Đinh Điền, Nguyễn Bặc cùng Trịnh Tú, Lưu Cơ đều được truy phong phúc thần. Trường ca chữ Nôm Thiên nam ngữ lục cho rằng :
- "Bốn người có nghĩa đồng niên
- Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ".
Việt giám thông khảo tổng luận bình rằng: "Đinh Tiên Hoàng nhân khi nước Ngô loạn mất, bình được mười hai sứ quân, trời cho người theo, thống nhất bờ cõi, dùng Đinh Điền,Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú làm người phù tá, sáng chế triều nghi, định lập quân đội, vua chính thống của nước Việt ta, thực bắt đầu từ đấy, kể về mặt dẹp giặc phá địch thì công to lắm!"
Quan hệ giữa Đinh Tiên Hoàng với "tứ trụ triều Đinh" gồm "Điền - Bặc - Cơ - Tú" là sự gắn bó đẹp đẽ, bền chặt như kim cương, không gì phả vỡ nổi, song sử sách nói tới Đinh Điền, Nguyễn Bặc nhiều hơn Lưu Cơ, Trịnh Tú. Sử sách và dư luận dân gian nói nhiều hơn tới một bộ ba "Đinh Tiên Hoàng, Đinh Điền, Nguyễn Bặc" vốn cùng năm sinh, năm mất, cùng quê, cùng chí hướng.
Đánh giá về cái chết thê thảm của hai đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc liền sau cái chết của Đinh Tiên Hoàng, sử thần Ngô Sĩ Liên bàn: "việc khởi binh ấy không phải là làm loạn mà là một lòng phò tá họ Đinh, đánh Hoàn không được mà chết đấy là đúng chỗ"… Đó là "bề tôi trung nghĩa, làm không xong việc mà chết ấy là bề tôi tử tiết". Thống nhất với chính sử, giới Nho sĩ và nhân dân cũng nhiệt liệt ca ngợi. Gần 200 đền đài miếu mạo ở vùng Hà Nam Ninh coi Đinh Điền, Nguyễn Bặc như một tấm gương trung liệt treo cao: "Trung quán nhật nguyệt" (Lòng trung xuyên suốt mặt trời).
Hiện nay, các di tích đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền Tứ Trụ (Tràng An), quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế đều thờ tứ trụ triều đình nhà Đinh.
Tại đền Vua Đinh ở xã Yên Thắng, Ý Yên, Nam Định cũng có bài vị thờ Lưu Cơ, Đinh Điền, Nguyễn Bặc và Trịnh Tú.
Ở Hoa Lư ngày nay còn truyền khẩu thơ "Bát long tự sự tích ca" và một thơ khuyết danh khác ca ngợi công lao và lòng dũng cảm của tứ trụ, trong đó có Lưu Cơ.
Ngày nay ở Ninh Bình còn rất nhiều đền thờ ông và các vị quan trung thần khác. Theo các nhà nghiên cứu, số đền thờ các trung thần nhà Đinh nhiều hơn số đền thờ Lê Hoàn và Dương hậu phản ánh tình cảm của dân chúng đối với các ông. Ca ngợi công lao của tứ trụ đại thành nhà Đinh, dân gian có câu:
- Bặc, Điền, Cơ, Tú hiên ngang
- Trịnh, Lưu sau lại Bãi Vàng hy sinh.
- Hai người đi trước quang vinh
- Hai người sau sáng lung linh cõi bờ.
- Điền quân sự tham mưu Ngoại Giáp,
- Bặc đứng đầu đền đáp nghĩa ân,
- Lưu Cơ Độ Hộ sức thần,
- Trịnh Tú ứng đối xa gần mến danh.
Hiện nay, tại các di tích đền Vua Đinh Tiên Hoàng ở Ninh Bình và Nam Định, đền Tứ Trụ (quần thể di sản thế giới Tràng An), đình Bái ở xã Sơn Thành (Nho Quan) và quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế đều thờ tứ trụ triều đình nhà Đinh, trong đó có Lưu Cơ. Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế trung tâm thành phố Ninh Bình đang xây dựng với 4 góc có tượng 4 vị quan đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ cao 5m, có lính canh và ngựa bằng đá .
...........DS & CN........... ........................... Trương văn Khẩn ..........................
...........DS & CN........... ........................... Trương văn Khẩn ..........................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét