Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

NHỮNG NHÀ GIÁO LỖI LẠC - VN


Quê hương sinh dưỡng thiên tài
Thiện nhân trung chính yêu nghề thanh cao
Có tâm có trí hơn người
Nhìn xa thấu hiểu nỗi lòng trước sau

Luôn luôn vững lái tay chèo
Luôn luôn khao khát dắt dìu tương lai
Mong sao tiếp nối nhân tài
Mong cho con cháu mỗi ngày thảo ngoan


 Tâm, Tầm & Tài, đó chính là những "người chèo đò" vĩ đại ấy mãi mãi được sử sách Việt Nam lưu danh.

Chu Văn An : Nhà giáo Chu Văn An - Người thầy chuẩn mực của dân tộc Việt Nam muôn đời

Xót xa nơi chốn quan trường
Cạnh tranh trên dưới giành nhau chỗ ngồi
Xót thương yêu mến học trò
Thương dân yêu nước yêu nghề thanh cao

Dang tay chèo lái con thuyền
Dốc tâm dạy bảo cho mầm tương lai
Mong sao gắng học lên tài
Mong sao hiền thảo dựng xây nước nhà



Nhà giáo Chu Văn An : tên thật là Chu An, tên thụy là Văn Trinh, tên hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt. Ông sinh năm Nhâm Thìn (1292) dưới thời nhà Trần, đời vua Trần Nhân Tông, tại làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, nay là huyện Thanh Trì - Hà Nội. 
Thầy Chu Văn An là người chính trực vốn không thích việc quan trường .. luôn ẩn chứa nhiều điều thị phi. Ông mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung bên sông Tô Lịch (Hà Nội). Sau này, ông được đích thân vua Trần Minh Tông mời đến dạy tại Quốc Tử Giám và làm thầy riêng cho thái tử Trần Vượng, tức vua Trần Hiến Tông sau này.


Thầy Chu Văn An từng thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở quê nhà. Ông nổi tiếng có học vấn sâu rộng, tư cách thanh cao, sửa mình trong sạch, giữ gìn tiết tháo, không cầu danh lợi, danh tiếng lan truyền xa rộng, học trò theo học rất đông. 
Đền thờ thầy Chu Văn An trên núi Phượng Hoàng, xã Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương .


Nguyễn Bỉnh Khiêm : Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - Người thầy chuẩn mực của dân tộc Việt nam với tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo thời kỳ Nam -Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) 


Sinh ra Nam Bắc hai triều
Giành tranh đất nước giành tranh thế quyền
Vang vang Sấm ký Trạng trình
Khoan thai Triều Mạc đời phò Bốn Vua

Chức cao  Trình Quốc Công  hầu
Chân nhân Đạo sĩ Tiên tri Sấm thần
Từ quan thương mến yêu trò
Việt Nam hai chữ  ghép tên mãi còn



Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm : tự là Hạnh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là Trạng Trình. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi tiếng với tính tình cương trực, tư cách đạo đức và tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Lê – Mạc phân tranh. Ngay từ bé, ông đã có tướng mạo khôi ngô tuấn tú, có trí nhớ hơn người. Giống như rất nhiều vị hiền nhân khác trong lịch sử, thời thế loạn lạc đã khiến ông không hứng thú với chốn quan trường. 

Sau này, dưới thời vua Mạc Đăng Doanh, ông đỗ Trạng nguyên và quyết định phò vua giúp nước qua hết bốn triều Vua nhà Mạc . Song vì không chịu được những điều thị phi, ông dâng sớ hạch tội 18 tên gian thần nhưng bị từ chối. Sau đó, ông cũng từ quan về ở ẩn, trở thành một nhà giáo lỗi lạc. Học trò của ông có những người rất nổi tiếng như Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan ..

Danh hiệu Nguyễn Bỉnh Khiêm : (năng lực phò vua như cột chống đỡ trời) hay "Tứ triều huân nghiệp nhân trung kiệt" (một tay anh kiệt huân nghiệp trải bốn triều vua). Ông cũng là danh nhân văn hóa duy nhất trong lịch sử Việt Nam cho tới nay được công nhận là một vị thánh của một tôn giáo chính thức. Ông được suy tôn là Thanh Sơn Đạo sĩ (còn được gọi là Thanh Sơn Chơn nhơn), là một trong ba vị thánh linh thiêng của Đạo Cao Đài. Bức tranh Tam Thánh ký hòa ước được lưu thờ tại Tòa Thánh Tây Ninh có vẽ chân dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm bên cạnh Victor Hugo và Tôn Trung Sơn.
Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải phòng được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia năm 1991 .

Nguyễn Đình Chiểu : Thầy đồ Nguyễn Đình Chiểu - Người thầy chuẩn mực của dân tộc Việt Nam, cũng là nhà thơ yêu nước cháy bỏng tâm hồn


Mắt đui tâm trí sáng ngời
Đường đi vững chắc bút thời như dao
Trái tim đầy ắp nghĩa tình
Lòng đau nước mất nhà tan dân nghèo

Bé thơ ốm yếu thân già
Vài ba chén thuốc tạm thời sống  qua
Với bao tất cả tâm hồn
Yêu dân yêu nước yêu trọn thơ văn

                                              
i

Thầy Đồ Nguyễn Đình Chiểu : Thầy đồ Nguyễn Đình Chiểu tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, hay còn được gọi với cái tên thân mật là cụ đồ Chiểu . Sau khi bị mù Ông là một trong những nhà thơ, nhà văn hóa, nhà giáo lớn ở thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam .
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới , phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Mất ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông .
Ông được an táng cạnh mộ vợ, nay thuộc ấp 3, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre .


Nguyễn Thiếp : Viện trưởng Viện Sùng Chính - Người thầy chuẩn mực của dân tộc Việt Nam , là nhà giáo là danh sĩ lỗi lạc cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn , là tri kỷ của Quang Trung Nguyễn Huệ trước và sau khi đại phá quân Thanh .

Sinh ra dòng dõi quý quyền 
Thi hương dành điểm đỗ đầu thủ khoa
Thế gian thế thái nhân tình
Ẩn cư danh sĩ chờ thời góp công

Quang Trung tri kỷ thắm tình
Luận bàn quân sự trông coi giáo trình
Ngũ Kinh biên dịch xếp phần
Xuân Thu sửa soạn chép thành chữ nôm


Nguyễn Thiếp : là nhà giáo và danh sĩ lỗi lạc cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn. Ông sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc. là Viện trưởng Viện Sùng Chính Bấy giờ, Viện Sùng Chính là cơ quan trông coi về giáo dục, đồng thời, phụ trách việc dịch các tác phẩm kinh điển và giáo khoa của nho gia ra chữ Nôm. Cùng làm việc với ông trong Viện Sùng Chính còn có một số danh sĩ khác như Nguyễn Thiện (1763-1818) (người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh ..
Tuy nhiên, ông lại sớm có tư tưởng xa lánh chốn quan trường và là một trong những nhà giáo nổi tiếng nhất trong lịch sử giáo dục Việt Nam
Ông vốn có tên húy là Minh, tự là Quang Thiếp, sau vì kiêng húy vua chúa nên đổi là Thiếp. Ngoài ra, ông còn có rất nhiều tên tự hay tên hiệu, hoặc do ông tự đặt, hoặc do người đương thời xưng tặng, chẳng hạn như: Khải Xuyên (có sách chép là Khải Chuyên), Hạnh Am, Điên ẩn, Cuồng ẩn, Lạp Phong cư sĩ, Hầu Lục Niên, Lam Hồng dị nhân, Lục Niên tiên sinh, La Giang phu tử,.... Riêng Nguyễn Huệ (tức vua Quang Trung) gọi ông là La Sơn phu tử, là La Sơn tiên sinh.
Thuỷ tổ của ông là người quê ở Cương Gián (Nghi XuânHà Tĩnh), lấy vợ lẽ, rồi lập chi họ Nguyễn ở xã Nguyệt Ao (hay Áo, còn gọi là Nguyệt Úc), tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang (nay là xã Kim Lộc, Can LộcHà Tĩnh). Và ngày 25 tháng 8 năm Quý Mão (1723), Nguyễn Thiếp đã ra đời tại đây.
Lúc nhỏ, ông và ba anh em trai nhờ mẹ chăm sóc và chú là Tiến sĩ Nguyễn Hành rèn dạy nên đều học giỏi. Năm 19 tuổi (khi ấy Nguyễn Hành đang làm Hiến sát sứ Thái Nguyên), ông ra đó học, rồi được chú gửi cho bạn thân là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm (cha của thi hào Nguyễn Du) dạy dỗ thêm . Tuy nhiên, chưa được một năm thì chú Nguyễn Hành đột ngột mất ở lỵ sở, Nguyễn Thiếp trở về nhà . Năm sau, ông dự thi Hương ở Nghệ An đỗ thủ khoa, nhưng không ở lại dự thi Hội mà đi ở ẩn.

Đền thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp tọa lạc tại xã Kim Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) được Bộ VH-TT công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia ngày 20/7/1994. 


Lê Quý Đôn :  Nhà giáo, nhà bác học Lê Quý Đôn Người thầy chuẩn mực của dân tộc Việt Nam , cũng là nhà văn nhà thơ yêu nước được tôn là thần đồng từ nhỏ có một trí nhớ lạ lùng .








Ba lần thi đỗ thủ khoa
Làm quan côi cút soạn biên giáo trình
Cơm canh quấn quýt dân lành
Được mùa vui sướng mất mùa lo âu

Thiên thai vạn vật muốn tường
Cỏ cây hoa lá muốn nhìn ngược xuôi
Thông minh trí tuệ hơn người
Tâm tư nhắc nhở học trò hiểu sâu


Lê Quý Đôn :  nhà bác học Lê Quý Đôn sinh ngày 5/7/1726 mất ngày 14/4/1784. tên thuở nhỏ là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường .. là quan thời Lê trung hưng, là nhà thơ nhà "bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến" . Ông là con tiến sĩ Lê Phú Thứ, quê ở huyện Diên Hà xưa ( nay thuộc thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà) tỉnh Thái Bình, nổi tiếng thần đồng từ nhỏ, có trí nhớ lạ lùng, tài ứng đối mau lẹ, 14 tuổi đã học được hầu hết các bộ sách của Nho học. Năm 18 tuổi đỗ giải Nguyên ( đứng đầu kỳ thi Hương). Sau đó đỗ đầu các kỳ thi Hội và thi Đình ( còn gọi là Hội nguyên và Đình nguyên).
Trong bối cảnh kiêu binh gây rối, triều chính rối ren, nhân dân đói khổ,...Lê Quý Đôn lâm bệnh nặng. Sau đó, ông xin về quê mẹ là làng Nguyễn Xá (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) để chữa trị, nhưng không khỏi. Ông mất ngày 14 tháng 4 năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45 (tức 11 tháng 6 năm 1784), lúc 58 tuổi.
Thương tiếc, chúa Trịnh Tông (tức Trịnh Khải) đã đề nghị với vua Lê Hiển Tông cho bãi triều ba ngày, cử Bùi Huy Bích làm chủ lễ tang, đồng thời cho truy tặng Lê Quý Đôn hàm Công bộ Thượng thư. Đến khi vua Lê Chiêu Thống nắm quyền chính, ông được gia tặng tước Dĩnh quận công .
Tam nguyên Bảng nhãn Lê Quý Đôn, nhà bác học thế kỷ XVIII (thi đỗ năm 1752) có từ đường Lê Quý Đôn ở xã Độc Lập - Hưng Hà. Từ đường còn thờ cả Lê Trọng Thứ (thi đỗ Tam giáp Tiến sĩ năm 1724) là thân phụ của ông.
TRiết lý : "biết rằng bình luận chưa được tinh tường, lịch duyệt chưa được rộng rãi, còn mong sau này tiến thêm nữa, may ra được thấy những việc chưa thấy, được nghe những việc chưa nghe .."

__________DS & CN_______09 / 07 / 2015______Trương văn Khẩn___________












Không có nhận xét nào: