Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

LỊCH SỬ- VĂN HÓA VIỆT NAM

Xót thương thương xót vô vàn
Xót thương cuộc sống mịt mù tối tăm
Sống trong hang hốc bao đời
Sống trong cố gắng bảo tồn giống ren

Sinh con đẻ cái khai trồng
Sinh con nuôi dưỡng dặn dò lẫn nhau
Có hay cuộc sống muôn màu 
Có đâu hay biết bên ngoài sướng vui

Tới nay có nước có nhà
Tới nay có đảng chỉ đường dẫn lên
Đổi thay kiếp sống buôn làng
Đổi thay phong cách hòa mình chúng sinh


Gốc > Mục:LỊCH SỬ- VĂN HÓA VIỆT NAM Mục:Dân tộc- Tôn giáo >
title:Một tộc người Việt Nam bí ẩn nhất thế giới
date:10-10-2014
sender:Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
Cuộc sống ở hang sâu tách biệt hẳn với cuộc sống hiện đại của tộc người Rục đã lọt top 10 bộ lạc bí ẩn nhất thế giới.
Theo Wikipedia, người Chứt (còn gọi là người Rục) là một dân tộc ít người sinh sống tại Lào và Việt Nam.
Trước đây, người Chứt sống di cư, chủ yếu vùng núi tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, trong điều kiện rất lạc hậu. A. Cheon và Th. Guignard, hai nhà nghiên cứu người Pháp, đã miêu tả là người Chứt "hết sức nhút nhát, hễ thấy người lạ thì lập tức lẩn trốn.
Họ không có quần áo, nam nữ đều che mình bằng vỏ cây sui, ngủ chung lẫn lộn trong hang hoặc trong lều. Họ ăn bột cây nhúc và săn bắt tôm cá, thú nhỏ trong rừng. Cả nam và nữ đều búi tóc đằng sau". Có nguồn cho biết nhóm Rục thời trước có nguồn thức ăn quan trọng là bọt cây báng và thịt khỉ.
Tập quán của người Rục là sống theo bản năng, sống trong hang núi và rừng sâu cách ly với thế giới. Đã có lúc người ta cho rằng người Rục có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hiện tại, tại Việt Nam người Rục chỉ được tìm thấy ở Quảng Bình. Cuộc sống của họ cho đến bây giờ vẫn còn đói khổ, thiếu thốn và lạc hậu. Và có lẽ cho đến bây giờ câu chuyện về nhóm người này vẫn chưa hết bí ẩn.
Người Rục được coi là em út trong cộng đồng dân tộc Việt được phát hiện thật tình cờ. Cuối năm 1959, một tổ tuần tra thuộc đồn Biên phòng Cà Xèng Óc Sách tình cờ gặp “người rừng”. Tóc dài quá vai, thân không mảnh vải (chỉ có một tấm vỏ cây che chắn ngang lưng), họ trèo cây, nhảy qua các triền đá nhanh thoăn thoắt. Thấy các chiến sĩ biên phòng, họ hoảng sợ bỏ chạy tán loạn vào rừng sâu.
Tháng 3/1960, một tổ công tác của Bộ đội biên phòng lên đường, cùng đi có một người già dân tộc Sách. Sau mấy tháng trèo đèo lội suối, lăn lộn trong rừng già, tổ công tác mới phát hiện được một cửa hang.
Mất đúng một ngày thuyết phục, 11 hộ và 34 người Rục đầu tiên miễn cưỡng rời khỏi cửa hang, theo các chiến sĩ biên phòng ra thung lũng dựng lều làm rẫy. Những hạt muối mặn do các anh chia sẻ đã giữ chân họ, giúp họ rời bỏ dần cuộc sống hang hốc. Mãi đến năm 1971, những người Rục cuối cùng mới chịu rời hang. Lúc đó bộ tộc Rục còn lại cả thảy 109 người.
Đã ra khỏi hang nhưng người Rục vẫn lầm những chiếc lán bộ đội biên phòng dựng cho là một thứ “hang; cứ việc ở mà không cần tu bổ. Mưa dột bên trái, họ chuyển qua nằm bên phải; dột giữa nhà, họ chuyển vào góc, đến khi góc nào cũng dột thì họ bỏ lán chạy lên hang đá. Nhà nước trợ cấp tiền để mua ngô giống, người Rục dùng ngay tiền đó mua... rượu uống.
Thế nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Có nguyên nhân người ta không lý giải được nhưng cũng có cái người ta biết nhưng không khắc phục được. Và thế là, năm vì chiến tranh, năm thì vì dịch bệnh, lúc không có cái ăn nên người Rục lại kéo nhau vào hang đá ở.
Bản Mò O Ồ Ồ được thành lập, có trạm xá, có trường học, có một trạm thủy điện nhỏ và một hệ thống loa truyền thanh. Giữa rừng sâu heo hút, UBND tỉnh lắp một ăngten parabon để cho đồng bào xem tivi. Chiếc loa phóng thanh được bà con ví là cái “xô sắt biết nói và ti vi là “chiếc hộp biết nhảy múa” khiến người Rục tò mò, ngạc nhiên rồi thích.
Cuộc sống ở hang sâu tách biệt hẳn với cuộc sống hiện đại của tộc người Rục (Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Binh) cùng với những bộ tộc khác như Surma ở Ethiopia, các bộ lạc bí ẩn ở Amazon đã lọt top 10 bộ lạc bí ẩn nhất thế giới.

SƯU TẦM TỪ BLOG HUNGDAN

Tộc người Rục được một tiểu đội Công an Quảng Bình phát hiện vào ngày 12 tháng 8 năm 1959 trong hang sâu tại vùng hang động Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc xã Thượng Hóa huyện Minh Hóa (Quảng Bình) gồm 11 hộ với 34 người.
Người Rục có tập quán rất lạc hậu, quen ở hang sâu, săn bắt, hái lượm, nhưng họ cũng có một cuộc sống tinh thần phong phú với những nhạc cụ núi rừng như đàn trơ bon, đàn môi, sáo dọc và làn điệu cà lưm cà lềnh. Do tập quán lạc hậu, sống trong hang đá, săn bắt, hái lượm tận rừng sâu, người Rục có nguy cơ suy giảm dân số hết sức nghiêm trọng.
Trong hơn 40 năm, người Rục đã làm một cuộc hành trình về với cộng đồng. Đến cuối năm 2006, nhân khẩu đã lên đến 414 người và được phân bố trong bốn bản Phú Minh, Ón, Yên Hợp và Mò O - Ồ Ồ thuộc xã Thượng Hóa, ở xen với các tộc như Sách, Mày, Kinh. Số liệu năm 2009 số lượng nhân khẩu có khoảng 600 người.
Khi Việt Nam giành độc lập từ Pháp, người Chứt được chính quyền Việt Nam vận động về sống định cư, hòa đồng hơn vào các tộc người khác.
Ngày nay người Chứt đã sống định canh định cư, nhưng các làng của người Chứt (gọi là Cà Vên) thường tản mạn và nhà cửa không bền vững. Họ sống nhờ trồng trọt (nhóm Sách làm ruộng, còn nhóm Rục và A rem là làm rẫy), canh tác lúađậulạctrầu không. Khi đến mùa thu hoạch, họ vẫn lên ở các hang núi gần nương rẫy, chỉ trở lại bản làng khi mùa màng xong xuôi. Người Chứt cũng hái lượmsăn bắnđánh cáchăn nuôiNghề mộc và đan lát khá phổ biến trong các tộc người Chứt. Các đồ dùng bằng kim loại và vải vóc, y phục phải mua hoặc trao do người Chứt không trồng bông dệt vải hay chế tạo đồ kim loại.
Người Chứt ngày nay thường nhận mình là họ Cao, họ Đinh... Mỗi dòng họ đều có người tộc trưởng, có bàn thờ tổ tiên chung. Trong làng người Chứt, tộc trưởng nào có uy tín lớn hơn thì được suy tôn làm trưởng làng.
Người Chứt có quan hệ vợ chồng bền vững. Lễ cưới được tổ chức bên nhà gái trước lễ đón dâu. Lễ vật trong đám cưới ngoài lợn, luôn phải có thịt khỉ sấy khô.
Việc ma chay của người Chứt đơn giản, nhóm Sách có tiếp thu ảnh hưởng của người Kinh. Tang gia được tổ chức trong 2 đến 3 ngày bằng nghi lễ cúng bái, rồi đưa người chết đi chôn. Mộ được đắt thành nấm đất, không có nhà mồ bên trên. Sau 3 ngày, tộc trưởng làm lễ gọi hồn cho người chết về ngụ tại bàn thờ tổ tiên ở nhà tộc trưởng, từ đó người thân không chăm sóc mộ nữa.
Ngoài, thờ cúng tổ tiên, người Chứt tin có ma rừng, ma suối, ma không trung, ma bếp... Trong tín ngưỡng của người Chứt cũng có Thần nông bảo vệ mùa màng và là vị thần tối cao. Hoạt động nông nghiệp thường được thực hiện kèm theo các nghi lễ như lễ xuống giống, lễ sau gieo hạt, lễ cúng hồn lúa, lễ ăn mừng được mùa.
Người Chứt có làn điệu dân ca Kà-tưm, Kà-lềnh. Nhạc cụ có khèn bè, đàn ống lồ ô loại cho nam và loại cho nữ, sáo 6 lỗ... Dân tộc Chứt có vốn truyện cổ và văn nghệ dân gian phong phú, gồm nhiều đề tài khác nhau.



Nét nổi bật của ngôi nhà sàn người Chứt (nhóm Arem) là hai chiếc khau cút được bố trí ở hai đầu nóc nhà. Khau cút được làm từ hai đoạn cây lồ ô hoặc gỗ buộc chéo nhau tại thành một góc vuông. Nửa trên được vót nhọn, nửa dưới buộc vào rui của mái nhà. Khau cút chẳng những để giữ cho đầu mái nhà khỏi bị gió lật mà điều có ý nghĩa xã hội cơ bản đối với cư dân ở đây là: Dấu hiệu để nhận biết đồng tộc.

(Theo Wikipedia)




Nét nổi bật của ngôi nhà sàn người Chứt (nhóm Arem) là hai chiếc khau cút được bố trí ở hai đầu nóc nhà. Khau cút được làm từ hai đoạn cây lồ ô hoặc gỗ buộc chéo nhau tại thành một góc vuông. Nửa trên được vót nhọn, nửa dưới buộc vào rui của mái nhà. Khau cút chẳng những để giữ cho đầu mái nhà khỏi bị gió lật mà điều có ý nghĩa xã hội cơ bản đối với cư dân ở đây là: Dấu hiệu để nhận biết đồng tộc.

Ca dao cơm Pồi
1. Trời mưa dác chẳn queng hồi.
Eng khôông lế cấy, ai tâm Pồi cho eng ăn.
Nghĩa là:
Trời mưa nước chảy quanh hồi.
Anh không lấy vợ, ai giã bồi cho anh ăn.
2. Trôông cho mau tếng mùa Pồi
Nhớ con ôốc tực tang ngồi trên vâm.
Nghĩa là:
Trông cho mau đến mùa Pồi
Nhớ con ốc vặn đang ngồi trên mâm.
Và:
3. Mặt trời tá các tôộng ngồi
Ti nô cúng nhớ cơm Pồi, thâu lang.
Nghĩa là:
Mặt trời đã gác động ngồi
Đi đâu cũng nhó cơm Pồi, rau khoai.
“Cứ đến ngày 11/12 (âm lịch) bà con đồng bào dân tộc Chứt đang sửa soạn chuẩn bị cho một mùa Tết truyền thống – Tết Cham-cha-bới. Cham-cha-bới có nghĩa là Mừng cơm mới. Sau một mùa thu hoạch bội thu người dân lại làm lễ tạ ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa. Đó như một lời tri ân của đồng bào đối với mẹ thiên nhiên trong một năm qua.” (trích Phượng Vũ)
Dưới đây mình có các bài:
– Độc Đáo Văn Hóa Nguyên Thủy Của Dân Tộc Chứt
– Tiếng đàn tình yêu của người Chứt
– Vốn cổ vùng cao
– Mừng cơm mới với người Chứt ở Quảng Bình
– Kiểu tìm hiểu nhau độc đáo của dân tộc Chứt
– Đất thiêng lập làng của người Mày (nhóm dân tộc Chứt)
– Đạo chia nước của người Mày (Dân tộc Chứt)
– Tục chữa bệnh độc đáo của người Chứt, Quảng Bình
– Tộc người Rục lọt top 10 dân tộc bí ẩn nhất thế giới
Địa bàn cư trú của tộc người Chứt ở vùng rừng núi cao với nhiều loại cây ăn quả, củ, hạt như: măng, nấm, trái cây rừng, rau rừng, cùng đủ các loài cây dược liệu có giá trị như: sâm trúc, đương quy, sa nhân… Trong các hoạt động kinh tế của họ, hái lượm là một hình thái kinh tế chủ đạo. Thường thì người phụ nữ sẽ đảm đương việc hái lượm nhưng vì có nhiều công việc nặng nhọc như đốn ngã cây, bóc vỏ, lấy lõi cây nhúc (một loài cây tinh bột), đào cây móc, củ mài… chỉ có đàn ông mới làm được nên việc hái lượm của người Chứt là công việc chung của mọi người. Người Chứt ngày càng ý thức được việc an cư lạc nghiệp vì thế hình thái kinh tế hái lượm dần được thu hẹp. Trước đây, người Chứt hoàn toàn bám víu vào các sản vật rừng núi nhưng hiện tại họ chỉ hái rau rừng, măng, nấm để làm thức ăn trong bữa cơm hoặc mang tới những phiên chợ vùng cao để bán.
Trong tiến trình định canh định cư, tộc người Chứt miền núi Tây Bắc ở Quảng Bình đang giữ lại những nếp sống mang sắc thái khởi nguyên. Rõ ràng nếp sống đó không biểu thị sự chậm tiến mà ngược lại nó thể hiện bản lĩnh văn hóa đã được sàng lọc qua bao biến thiên của lịch sử…
Mời các bạn sưu tầm và tìm hiểu thêm về các anh em dân tộc của các bộ tộc trong cộng đồng người việt trên đất nước Việt Nam của mình .. Chúc các bạn luôn vui vẻ hạnh phúc và thành công .

SƯU TẦM NGÀY 07 / 07 / 2015 

_____________________DS & CN__________Trương văn Khẩn_____________________





Không có nhận xét nào: