Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

ĐỀN THAI VI

                       ĐỀN THÁI VI
Ninh Bình khi xưa là Kinh Đô nay là Cố Đô , một mảnh đất lưu giữ biết bao truyền thống lịch sử từ ngàn xưa của dân tộc Việt Nam
Ninh Bình níu chân du khách không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp , hùng vĩ mà còn bởi những ngôi Chùa linh thiêng , thanh tịnh cũng như những lễ hội truyền thống độc đáo trong cả nước . 
Du xuân Ninh Bình chắc chắn sẽ là một lựa chọn khiến du khách hài lòng ..


Đền Thái Vi : nằm trong quần thể khu du lịch Tam Cốc Bích động . Ngôi đền nằm tại thôn Văn Lâm , xã Ninh Hải , huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình . Đây là một nơi thờ các vua đầu nhà Trần như Trần Thái Tông Trần Thánh Tông Trần Nhân Tông Trần Anh Tông , các tướng Trần Hưng Đạo Trần Quang Khải và hoàng hậu Thuận Thiên , là những người đã lập ra hành cung Vũ Lâm , một cứ địa trong kháng chiến chống Nguyên Mông .





Trước đền có giếng ngọc xây bằng đá xanh. Sau đền là dãy núi đá Cấm Sơn. Phía ngoài của Nghi môn, hai bên có đặt hai con ngựa bằng đá xanh nguyên khối. Qua Nghi Môn có gác chuông làm bằng gỗ lim, các mái lợp ngói mũi hài. Ở đây treo một quả chuông đúc từ năm Chính Hòa thứ 19. Đối diện với gác chuông theo đường chính đạo là tháp bia và ba tấm bia dựng hai bên. Tháp bia bốn mặt ghi công đức những người có công cúng tiến xây dựng đền. Đường chính đạo và sân rồng đều lát đá xanh. Sân rồng rộng khoảng 40m2. Hai bên sân rồng là hai dãy nhà Vọng - nơi xưa kia các cụ bàn việc tế lễ. Từ sân rồng bước theo các bậc đá có độ cao 1,2m là đến Ngũ đại môn (5 cửa lớn) có 6 hàng cột đá tròn song song đều được chạm khắc nổi long vương chầu vào chính diện. Mặt ngoài các cột đá đều chạm khắc các câu đối bằng chữ Hán. Các xà hiên cũng làm bằng đá, chạm khắc lưỡng long chầu nguyệt.






Qua 5 cửa lớn là đến 5 gian Bái Đường uy nghi, cũng có 6 cột đá vuông chạm khắc các câu đối ở mặt ngoài, các mặt khác chạm khắc nổi: long, ly, quy, phượng, cá chép hóa long . Tiếp theo là ba gian Trung Đường với hai hàng cột đá tròn, mỗi hàng 4 cột, đều được chạm khắc nổi long vân. Ở đây đặt nhang án đá. Hai bên có đôi hạc gỗ cao hơn 2 mét và hai bộ chấp kích thờ sơn son thiếp vàng. Qua Trung Đường vào năm gian Chính Tẩm cũng có 8 cột đá tròn được chạm khắc nổi : cầm, kỳ, thi, họa . Di tích am Thái Vi hiện còn đến nay là một khu đất rộng khoảng sáu sào, xung quanh có lũy đất , ở giữa là ngôi đền .
Trong Cung khám của Chính Tẩm ở giữa là tượng thờ Trần Thái TôngTrần Thánh TôngTrần Nhân TôngTrần Anh Tông, các tướng Trần Hưng ĐạoTrần Quang Khải và hoàng hậu Thuận Thiên. Như thế đền Thái Vi thờ 4 đời vua nhà Trần. Hai bên tả hữu là hai tượng kim đồng ngọc nữ đứng hầu nhà vua. Tại khu di tích đền Thái Vi còn một am nhỏ là nơi vua Trần Thái Tông đã cho lập lên và ở đó tu hành trong thời gian cuối đời.


Đến đây , du khách sẽ được hoài niệm về một triều đại hào hùng trong lịch sử dân tộc - triều đại nhà Trần , thế kỷ thứ XIII , ngắm nhìn nét đặc sắc của nền văn hóa dân gian cổ Việt xưa và nghệ thuật độc đáo trong lối kiến trúc đình chùa cổ ..
Đền Thái Vi được xây dựng trên mảnh đất hình đầu rồng, với thế tiền Ngọc tĩnh , hậu Cấm Sơn , tiền Chu Tước , hậu Huyền Vũ , tả Thanh Long , hữu Bạch Hổ .. Sử sách ghi rằng, sau chiến thắng quân Mông Cổ năm 1258 , vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho con là Trần Thánh Tông , lên làm Thái Thượng Hoàng và về vùng núi Vũ Lâm dựng hành cung Vũ Lâm, lập am Thái Vi tu hành .
Khi bắt đầu đến Vũ Lâm , cả hành cung là rừng già rậm rạp, hoang vu, nhà vua đã chiêu mộ dân binh, trai tráng khẩn hoang lập làng xóm . Sau này , vào năm 1285, chính nơi đây đã trở thành căn cứ của cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 của nhà Trần .
Để tưởng nhớ công ơn của vua Trần Thái Tông , sau khi vua mất nhân dân đã xây dựng trên nền am cũ của đền Thái Vi và thờ vua . Trải qua những thăng trầm lịch sử, khu đền luôn được gìn giữ và tôn tạo . 

Lễ hội Đền Thái Vi diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm :





Đền Thái Vi còn đó, mãi âm vang tinh thần đoàn kết, truyền thống kiên cường, sự đồng thuận giữa ý nguyện của toàn dân và vua tôi nhà Trần trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Điều đó luôn được khẳng định trên bức hoành phi với 4 đại tự “Hào khí Đông A” như một lời hiệu triệu treo trang trọng ở giữa chính cung đền Thái Vi . Không chỉ có thế , đến đây, du khách còn được nghe những giai thoại đẹp về các vị danh tướng kiệt xuất như Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải.





Bên cạnh những giá trị lịch sử, đền Thái Vi có lối kiến trúc rất riêng. Khu đền được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc. Gác chuông được xây dựng bằng gỗ lim. Toàn bộ kiến trúc chính của đền xây bằng đá, ngay cả những ban thờ, đồ thờ, bát nhang đều được làm từ đá xanh nguyên khối. Nhờ đó đã tạo cho ngôi đền dáng vẻ nguy nga, kiên cố, vững chãi.



Trước cổng vào đền có 2 cặp ngựa đá được khắc với những đường nét tinh xảo, gợi nhớ về thuở xưa , Sau khi cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi , Trần Nhân Tông cùng quần thần hành lễ bái yết tại Chiêu Lăng (Lăng vua Trần Thái Tông). Nhìn con ngựa đá lấm bùn, ông xúc cảm làm bài thơ :


"Xã tắc hai phen chồn ngựa đá .
 Non sông nghìn thuở vững âu vàng"

Trong sân rồng đền Thái Vi điêu khắc 2 đầu rồng cùng những con rùa đá ở hai bên. Nâng đỡ mái hiên đền là 6 hàng cột đá xanh nguyên khối có chạm hình rồng uốn lượn mềm mại .




Trên các cột đá bên trong đền, các nhang án, bệ thờ được tạc nhiều hình trang trí uyển chuyển, thanh tú như tùng, cúc, trúc, mai, bầu rượu, túi thơ, cầm - kỳ - thi - họa . Trong điện thờ của đền có 3 tòa và các gian thờ tượng Đức Thái thượng hoàng Trần Thái Tông , Đức vua Trần Thánh Tông , Đức Hiển Từ Hoàng Thái hậu .
Hàng năm, từ ngày 14 đến 17-3 Âm lịch, nhân dân thôn Văn Lâm (Ninh Hải, Hoa Lư) đều tổ chức lễ hội đền Thái Vi. Lễ hội được diễn ra long trọng, có rước kiệu, tế lễ và phần hội tưng bừng với nhiều trò chơi dân gian như múa lân, múa rồng, đấu vật, cờ người, bơi thuyền …







Từ xa xưa, hàng năm cứ đến ngày 14 tháng 3 (âm lịch) lễ hội đền Thái Vi tổ chức được gọi là quốc lễ, liệt vào hàng "quốc gia tế lễ" ngang với Đền Hùng ở Vĩnh Phú, đền Đinh ở xã Trường Yên (Hoa Lư) .
Ngày nay, lễ hội đền Thái Vi trở thành hội làng, được mở từ ngày 14-3 đến 17-3 âm lịch. Đây là một dịp để nhân dân Ninh Bình và nhân dân cả nước tưởng nhớ công lao của các vua Trần, những người có công lớn với dân với nước, trên tinh thần "uống nước nhớ nguồn".





...............DS & CN...............   ................................. Trương văn Khẩn ...............................





Không có nhận xét nào: