Tượng đài Lê Lợi tại bùng binh Cây Gõ Quận 6 - Sài Gòn
Năm 1400: sau khi thay thế nhà Trần, Hồ Quý Ly là người sáng lập ra nhà Hồ và đổi quốc hiệu thành Thăng Long là thành Đại Ngu. Thời gian cai trị được khoảng 7 năm từ năm 1400 đến năm 1407, Hồ Quý Ly liên tục thất bại dưới quân nhà Minh. Tháng 6 năm 1407, ông cùng các con trai là Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương .. thì bị bắt mang về Trung Quốc giết. Nhà Hồ sụp đổ, quân nhà Minh đóng chiếm thành Đại Ngu và cai trị. Không chỉ Hoàng Thành Thăng Long bị quân nhà Minh đập phá, đốt sách vở, văn thư , kinh sử, mà nhân dân khắp nơi còn phải hứng chịu một chế độ tàn ác, khổ sai .. Khoảng Hai mươi năm sau từ năm 1427 đến năm 1428 khi Lê Lợi Lê Thái Tổ, còn gọi là Lê Cao Hoàng, là người khởi xướng "nghĩa quân Lam Sơn" đánh thắng quân đội nhà Minh dành độc lập cho dân tộc và trở thành vị hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Hậu Lê, một triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam.
Lê Lợi lên ngôi hoàng đế vào ngày 15 tháng 3 năm 1428, sử gọi là Lê Thái Tổ. Ông khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, đóng đô tại Thăng Long và đổi tên Thăng Long thành Đông Kinh vào năm Thuận Thiên thứ hai (1430). Là người được lịch sử ca ngợi khi đánh đuổi giặc nhà Minh, kiên cường và bất khuất, xây dựng lại khoa cử, luật lệ, chế tác lễ nhạc, thu thập lại sách vở, mở mang trường học... tạo nên một triều đại Hậu Lê huy hoàng nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Lê Lợi lên ngôi hoàng đế vào ngày 15 tháng 3 năm 1428, sử gọi là Lê Thái Tổ. Ông khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, đóng đô tại Thăng Long và đổi tên Thăng Long thành Đông Kinh vào năm Thuận Thiên thứ hai (1430). Là người được lịch sử ca ngợi khi đánh đuổi giặc nhà Minh, kiên cường và bất khuất, xây dựng lại khoa cử, luật lệ, chế tác lễ nhạc, thu thập lại sách vở, mở mang trường học... tạo nên một triều đại Hậu Lê huy hoàng nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Lê Thái Tổ cũng là nhân vật có liên quan đến truyền thuyết Hồ Gươm, một sự tích nổi tiếng trong dân gian Việt Nam, kể lại quá trình ông có được thanh Kiếm thần, tương truyền được thần nhân ban xuống để giúp ông chống lại quân đội nhà Mình.
Ông sinh giờ tý ngày mùng 6 tháng 8 năm Ất Sửu, tức ngày mùng 10 tháng 9 năm 1385, khi còn đương đời nhà Trần. Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người:
"thiên tư tuấn tú khác thường, thần sắc tinh anh kỳ vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai có một nốt ruồi, tiếng nói như chuông, dáng đi tựa rồng, nhịp bước như hồ.
Lớn lên giữa lúc Đại Việt có nhiều biến động. Năm ông 16 tuổi tức năm 1400, ngoại thích nhà Trần là Hồ Quý Ly sau nhiều năm nắm quyền đã truất ngôi Trần Thiếu Đế, tự lên làm Hoàng Đế, lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ.
Khi nhà Minh đóng chiếm nước Đại Ngu, đã thực hiện chính sách xóa bỏ nền văn minh Đại Việt thời nhà Lý và nhà Trần bằng các cách như: đốt, phá mang về Yên Kinh tất cả các loại sách, văn bia có nội dung lịch sử nói về dân Việt, và những việc làm của người Việt, cũng như các đời Vương, Vua đã tạo dựng và lập lên trước đó, dùng chính lệnh ngặt nghèo, thi hành hình phạt tàn ác, cấm muối mắm, nâng sưu thuế, bắt nộp sản vật. Ngoài ra họ còn bắt dân chúng dời đi xa, đắp 10 tòa thành khắp nước, chia quân đóng giữ khắp nơi, nhằm dễ bề cai trị và trấn áp những cuộc nổi dậy của người Việt, bắt đàn ông hoạn, trẻ chôn sống, nữ hiếp đáp làm lô tỳ sai khiến. Những hành động ngược tàn đó làm người Việt căm giận.
Lòng đau mắt ướt căm hờn
Giặc ỷ thế mạnh gọi phong tước hầu
Nghe đây lũ giặc ngược tàn
Đánh cho tan trận ngàn đời nhớ tên
Lòng đau mắt ướt căm hờn
Giặc ỷ thế mạnh gọi phong tước hầu
Nghe đây lũ giặc ngược tàn
Đánh cho tan trận ngàn đời nhớ tên
Khi nhà Minh chiếm đóng Hoàng Thành, tông thất nhà Trần là Trần Ngỗi và Trần Quý Kháng đã khởi binh dựng lại nhà Hậu Trần để chống đối với quân nhà Minh. Lê Lợi thấy họ không có thực lực nên không theo mà ẩn náu trong vùng Lam Sơn, chiêu nạp hiền sĩ. Nhà Minh biết tiếng ông, đã trao cho chức quan để dụ theo, nhưng ông không chịu khuất phục. Đến năm (1414) thì nhà Hậu Trần hoàn toàn bị quân Minh đánh bại.
Năm 1416, Lê Lợi cùng các hào kiệt với một lời thề ở Lũng Nhai, nguyện đánh quân Minh cứu nước, viên Thổ quan người Việt phục vụ cho nhà Minh là Lương Như biết Lê Lợi có chí lớn bèn báo cho quân Minh. Bị quân Minh bức bách, Lê Lợi quyết định dấy binh khởi nghĩa, và nói rằng:
"Ta cất quân đánh giặc, không phải là có lòng ham muốn phú quý, mà chính vì muốn để ngàn năm về sau, người đời biết ta không chịu làm tôi tớ cho bọn giặc tàn ngược"
Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt, đồng chí hướng như Phạm Vấn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Ngân, Nguyễn Trãi ... tất cả 50 tướng văn và tướng võ, (trong đó có 19 người đã từng kết nghĩa anh em nguyện cùng chí hướng với nhau ở hội thề Lũng Nhai, năm 1416), chính thức phất cờ khởi nghĩa (khởi nghĩa Lam Sơn).
Sách Lam Sơn thực lục chép rằng:
"Nguyên trước Nhà vua kinh doanh việc bốn phương, Bắc đánh giặc Minh, Nam đuổi quân Lào, mình trải trăm trận, đến đâu được đấy, chỉ dùng có quan võ là: Lê Thạch, Lê Lễ, Lê Sát, Lê Vấn, Lê Lý, Lê Ngân..., ba mươi lăm người; quan văn là bọn Lê văn Linh, Lê quốc Hưng; cùng những quân thân như cha, con; hai trăm thiết kỵ, hai trăm nghĩa sĩ, hai trăm dũng sĩ và mười bốn thớt voi. với một số người chuyên chở lương-thảo, cùng già yếu đi hộ vệ vợ con, cũng chỉ hai nghìn người mà thôi".
Lam Sơn Thực Lục, Nguyễn Trãi, Lê Thái Tổ ghi tựa chỉ như là Lam Sơn Động chủ. Ông tự xưng là Bình Định vương , kêu gọi dân chúng hào trưởng trong vùng tham gia khởi nghĩa, giành lấy chính quyền Đại Việt.
Lũng Nhai với một lời thề
Lam Sơn khởi nghĩa đòi quyền tự do
Dấy lên ngọn lửa phong trào
Một thanh Kiếm nhỏ với cùng nghĩa quân
Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ, hay bị quân Minh đánh bại. Hoạt động trong thời này chủ yếu ở vùng núi Thanh Hóa. Có những lần Lê Lợi và nghĩa quân phải chạy trốn, sau lần bại trận bị quân Minh truy kích phải chạy vào Mường Một, sang Trịnh Cao, đến giáp biên giới Ai Lao. Sau đó Lê Lợi đóng ở Mường Cốc trong núi Chí Linh, khi hết lương bị quân Minh vây hãm. Lê Lợi hỏi mọi người: "Có ai dám bắt chước Kỷ Tín ngày xưa không?".
Ai có thể thay mặc áo vàng của Trẫm, lĩnh năm trăm quân, hai thớt voi, đánh vào thành Tây- đô. Thấy giặc ra đối-địch, thì tự xưng tên: "Ta là chúa Lam-sơn đây!". Để cho giặc bắt? Cho ta được náu mình, nghỉ binh, thu-họp cả quân-sĩ, để mưu tính việc về sau!
Trong tay tướng ít quân tàn
Với những chiến thắng ban đầu cũng đã thu được đáng kể, Năm 1419, Lê Lợi tận dụng thời cơ quân Minh lui quân, cho tu tạo thành lũy, sửa chữa khí giới, vỗ về quân sĩ.
"Quân giặc nhiều, quân ta ít, nhưng quân giặc mệt, quân ta nhàn. Binh pháp có nói được hay thua là ở tướng chứ không phải ở quân nhiều hay ít, nay quân giặc tuy nhiều, nhưng ta đem quân nhàn đợi đánh quân mệt mỏi, chắc chắn sẽ đánh bại chúng".
Lê Lợi chia quân tập kích doanh trại quân Minh vào ban đêm, phá 4 trại, chém hơn 1000 người. Trần Trí không nản, đem quân phá núi, mở đường tiến đánh nghĩa quân, Lê Lợi sai quân phục ở đèo Ống, đánh bại Trần Trí, khiến Trí phải lui binh. Cùng thời điểm đó Ai Lao mang 3 vạn quân, 100 thớt voi thình lình đến doanh trại vây đánh nghĩa quân Lam Sơn, nhưng cũng bị nghãi quân đánh tan, chém 1 vạn người, bắt 14 con voi, truy kích 4 ngày đêm đến tận sào huyệt quân Ai Lao rồi sẵn quân trở về đóng quân ở Sách Thủy. Từ trưởng Ai Lao là Mãn sát xin giảng hòa, Lê Lợi cho đó là kế gian, các tướng cố xin hòa, Bình chương Lê Thạch tiến đánh nhưng trúng phải chông ngầm mà chết.
Tháng 2, năm 1422, viên tướng nhà Minh là Lý Bân bệnh mà chết. Tháng 12 năm 1422, quân Minh và quân Ai Lao kết hợp tiến đánh nghĩa quân ở Trại Quan Da, do bị vây đánh cả 2 mặt, khiến nghĩa quân nhiều người chết và bị thương. Lê Lợi rút quân về Sách Khôi, 7 ngày sau quân Minh tiến tới. Lê Lợi nói với các quân sĩ:
"Giặc vây ta bốn mặt, có muốn chạy cũng không có lối nào. Đây chính là "tử địa" mà binh pháp đã nói, đánh nhanh thì sống, không đánh nhanh thì chết".
Nói xong chảy nước mắt, quân sĩ xúc động, tranh nhau xin chết. Lê Lĩnh, Phạm Vấn, Lê Hào, Lê Triện xông lên trước, chém tướng nhà Minh là Phùng Quý và hơn 1000 người, bắt được 100 con ngựa. Quân Minh đại bại, Mã Kỳ, Trần Trí thoát thân chạy về Đông Quan, quân Ai Lao cũng tan vỡ.
Với bao chiến tích huy hoàng
Lê Lợi được tin thắng trận liền sai Trần Nguyên Hãn, Bùi Bị chia hai đường thủy bộ tiến ra bao vây Đông Quan.Vương Thông cố thủ không dám ra đánh, viện cớ tìm lại tờ chiếu của vua Minh năm 1407 khi đánh nhà Hồ, có nội dung muốn lập lại con cháu nhà Trần ra điều kiện với Lê Lợi rằng Vương Thông sẽ rút về nước, nếu Lê Lợi lập con cháu nhà Trần làm vua.
Vì đại cục Lê Lợi muốn quân Minh nhanh chóng rút về nên đồng ý. Ông sai người tìm được Trần Cảo, lập làm vua, còn ông tự xưng mình làm Vệ quốc công.
Đánh cho tan tác tơi bời
Co thân cụm lại bày trò sở khanh
Trăm năm tính nết lưu truyền
Ngàn năm nhỏ mọn gây điều lố lăng
Lơ Lợi lên ngôi ngày 15 tháng 3 năm 1428 tức vua Lê Thái Tổ và đặt lại tên nước là Đại Việt . Lê Thái Tổ là một vị Vua nhiệt tình, hăng hái dấy nghĩa quân đánh dẹp giặc Minh. Sau 10 năm thiên hạ đại bình, khi lên ngôi, đã ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu nhập lại sách vở, mở mang các trường học, có thể gọi là có mưu kế rộng, mở mang cơ nghiệp ngàn đời.
"Ta cất quân đánh giặc, không phải là có lòng ham muốn phú quý, mà chính vì muốn để ngàn năm về sau, người đời biết ta không chịu làm tôi tớ cho bọn giặc tàn ngược"
Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt, đồng chí hướng như Phạm Vấn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Ngân, Nguyễn Trãi ... tất cả 50 tướng văn và tướng võ, (trong đó có 19 người đã từng kết nghĩa anh em nguyện cùng chí hướng với nhau ở hội thề Lũng Nhai, năm 1416), chính thức phất cờ khởi nghĩa (khởi nghĩa Lam Sơn).
Sách Lam Sơn thực lục chép rằng:
"Nguyên trước Nhà vua kinh doanh việc bốn phương, Bắc đánh giặc Minh, Nam đuổi quân Lào, mình trải trăm trận, đến đâu được đấy, chỉ dùng có quan võ là: Lê Thạch, Lê Lễ, Lê Sát, Lê Vấn, Lê Lý, Lê Ngân..., ba mươi lăm người; quan văn là bọn Lê văn Linh, Lê quốc Hưng; cùng những quân thân như cha, con; hai trăm thiết kỵ, hai trăm nghĩa sĩ, hai trăm dũng sĩ và mười bốn thớt voi. với một số người chuyên chở lương-thảo, cùng già yếu đi hộ vệ vợ con, cũng chỉ hai nghìn người mà thôi".
Lam Sơn Thực Lục, Nguyễn Trãi, Lê Thái Tổ ghi tựa chỉ như là Lam Sơn Động chủ. Ông tự xưng là Bình Định vương , kêu gọi dân chúng hào trưởng trong vùng tham gia khởi nghĩa, giành lấy chính quyền Đại Việt.
Lũng Nhai với một lời thề
Lam Sơn khởi nghĩa đòi quyền tự do
Dấy lên ngọn lửa phong trào
Một thanh Kiếm nhỏ với cùng nghĩa quân
Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ, hay bị quân Minh đánh bại. Hoạt động trong thời này chủ yếu ở vùng núi Thanh Hóa. Có những lần Lê Lợi và nghĩa quân phải chạy trốn, sau lần bại trận bị quân Minh truy kích phải chạy vào Mường Một, sang Trịnh Cao, đến giáp biên giới Ai Lao. Sau đó Lê Lợi đóng ở Mường Cốc trong núi Chí Linh, khi hết lương bị quân Minh vây hãm. Lê Lợi hỏi mọi người: "Có ai dám bắt chước Kỷ Tín ngày xưa không?".
Ai có thể thay mặc áo vàng của Trẫm, lĩnh năm trăm quân, hai thớt voi, đánh vào thành Tây- đô. Thấy giặc ra đối-địch, thì tự xưng tên: "Ta là chúa Lam-sơn đây!". Để cho giặc bắt? Cho ta được náu mình, nghỉ binh, thu-họp cả quân-sĩ, để mưu tính việc về sau!
Các tướng đều không dám nhận lời.
Chỉ có Lê Lai thưa rằng: Tôi bằng lòng xin thay mặc áo Nhà-vua. Ngày sau Bệ-Hạ gây nên Đế-nghiệp, có được thiên-hạ, thương đến công tôi, cho con-cháu muôn đời được chịu ơn nước. Đó là điều tôi mong mỏi!- Tôi bằng lòng xin thay mặc áo Nhà-vua. Ngày sau Bệ-Hạ gây nên Đế-nghiệp, có được thiên-hạ, thương đến công tôi, cho con-cháu muôn đời được chịu ơn nước. Đó là điều tôi mong mỏi!
Nhà-vua lạy Trời mà khấn rằng:
Lê Lai có công thay đổi áo. Sau này trẫm cùng con-cháu, và các tướng-tá, hay con-cháu các công-thần, nếu không thương đến công ấy, thì xin đền-đài hóa ra rừng núi; ấn-vàng hóa ra đồng sắt; gươm thần hóa ra đao-binh!
Nhà-vua khấn xong, Lê Lai liền đem quân đến cửa trại giặc khiêu-chiến. Giặc cậy quân mạnh xông đánh. Lê Lai cưỡi ngựa, phi vào giữa trận giặc, nói rằng:
Ta đây là chúa Lam-sơn!
Giặc bèn xúm lại vây, bắt lấy đem về trong thành, xử bằng hình-phạt cực ác, hơn hẳn với những tội thường làm, để bố cáo cho quân nghĩa sơn và người việt sợ hãi.
Lê Lai được đời sao so sánh như Kỷ Tín, đã giúp Hán Cao Tổ đánh tráo mà thoát thân. Hình ảnh của Lê Lai luôn được ca tụng và ghi nhớ, một tượng đài đáng ca ngợi về tấm lòng trung quân báo quốc.
Ngày mồng 9 tháng 4 năm 1418, tướng nhà Minh là Mã Kỳ đem đại quân tới Lam Sơn, Lê lợi sai tướng Lê Thạch cùng các tướng Đinh Bồ, Lê Ngân, Lê Lý... dẫn đầu xông vào trận, chém được hơn 3.000 quân minh, thu được hàng ngàn quân tư, khí giới rồi dời quân đến núi Chí Linh.
Ba ngày sau, một người phản lại Lê Lợi tên là Ái dẫn quân Minh đến đào trộm xương cốt của cha Lê Lợi là Lê Khoáng và ép ông phải đến hàng. Lê Lợi mật sai Trịnh Khả và Bùi Bị nửa đêm lẻn đi lấy lại được. Sau đó Ái lại dẫn quân Minh theo lối tắt đánh úp nghĩa quân, bắt được vợ, con, gia quyến của Lê Lợi và các tướng sĩ. Tinh thần nghĩa quân chán nản, nhiều người bỏ đi. Lê Lợi cùng Đinh Lễ, Phạm Vấn, Đỗ Bí, Nguyễn Xí, Lê Đạp vào ẩn náu ở núi Chí Linh. Sau hơn 2 tháng, quân Minh lui quân, Lê Lợi trở về thu lại được tàn quân hơn 100 người, đắp lũy ở Lam Sơn cố thủ, phủ dụ quân lính.
Trong tay tướng ít quân tàn
Lòng son định hướng một đường tiến lên
Gian lan dũng khí kiên cường
Hùng thiêng đứng dậy anh hào kết thân
Với những chiến thắng ban đầu cũng đã thu được đáng kể, Năm 1419, Lê Lợi tận dụng thời cơ quân Minh lui quân, cho tu tạo thành lũy, sửa chữa khí giới, vỗ về quân sĩ.
Tháng 10 năm 1420, quân Minh tiến đánh nghĩa quân Lam Sơn, Lê Lợi cho quân mai phục ở bến Bổng, đánh thắng, thu hơn 100 con ngựa. Lê Lợi cho quân nghỉ ở Mường Nanh, sau dời quân đóng ở Mường Thôi. Được biết Cầm Bành dẫn đường cho Lý Bân cùng Phương Chính đem 10 vạn quân đi qua Quỳ Châu tới tấn công Lê Lợi ở Mường Thôi. Ông đã sai Lê Triệu, Lê Lý, Lê Vấn đem quân phục ở xứ Bồ Mộng, mai phục trước. Quân Minh đến, nghĩa quân Lam Sơn đổ ra đánh, quân Minh tan vỡ, nghĩa quân giết 300 quân Minh.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng từ đó thế giặc ngày một suy. Lê Lợi nhân cơ hội đó mộ binh, chiêu tập nhân dân các xứ, các huyện bên cạnh đều hưởng ứng với nghĩa quân, ngày 20 tháng 11 năm 1421, tướng nhà Minh là Trần Trí thu quân các vệ Giao Châu cùng ngụy binh, hơn 10 vạn quân tiến tới chiến tuyến Lỗi Giang. Lê Lợi cho rằng:
"Quân giặc nhiều, quân ta ít, nhưng quân giặc mệt, quân ta nhàn. Binh pháp có nói được hay thua là ở tướng chứ không phải ở quân nhiều hay ít, nay quân giặc tuy nhiều, nhưng ta đem quân nhàn đợi đánh quân mệt mỏi, chắc chắn sẽ đánh bại chúng".
Lê Lợi chia quân tập kích doanh trại quân Minh vào ban đêm, phá 4 trại, chém hơn 1000 người. Trần Trí không nản, đem quân phá núi, mở đường tiến đánh nghĩa quân, Lê Lợi sai quân phục ở đèo Ống, đánh bại Trần Trí, khiến Trí phải lui binh. Cùng thời điểm đó Ai Lao mang 3 vạn quân, 100 thớt voi thình lình đến doanh trại vây đánh nghĩa quân Lam Sơn, nhưng cũng bị nghãi quân đánh tan, chém 1 vạn người, bắt 14 con voi, truy kích 4 ngày đêm đến tận sào huyệt quân Ai Lao rồi sẵn quân trở về đóng quân ở Sách Thủy. Từ trưởng Ai Lao là Mãn sát xin giảng hòa, Lê Lợi cho đó là kế gian, các tướng cố xin hòa, Bình chương Lê Thạch tiến đánh nhưng trúng phải chông ngầm mà chết.
Tháng 2, năm 1422, viên tướng nhà Minh là Lý Bân bệnh mà chết. Tháng 12 năm 1422, quân Minh và quân Ai Lao kết hợp tiến đánh nghĩa quân ở Trại Quan Da, do bị vây đánh cả 2 mặt, khiến nghĩa quân nhiều người chết và bị thương. Lê Lợi rút quân về Sách Khôi, 7 ngày sau quân Minh tiến tới. Lê Lợi nói với các quân sĩ:
"Giặc vây ta bốn mặt, có muốn chạy cũng không có lối nào. Đây chính là "tử địa" mà binh pháp đã nói, đánh nhanh thì sống, không đánh nhanh thì chết".
Nói xong chảy nước mắt, quân sĩ xúc động, tranh nhau xin chết. Lê Lĩnh, Phạm Vấn, Lê Hào, Lê Triện xông lên trước, chém tướng nhà Minh là Phùng Quý và hơn 1000 người, bắt được 100 con ngựa. Quân Minh đại bại, Mã Kỳ, Trần Trí thoát thân chạy về Đông Quan, quân Ai Lao cũng tan vỡ.
Ngày 20 tháng 9 năm 1424, Lê Lợi chia quân đánh úp thành Đa Căng, quân Minh bị giết và chết đuối hơn 1000 người, bị thua to chạy vào Tây Đô. Lê Lợi ra lệnh không giết, và sai thả về tất cả vợ, con, gia quyến của quân Minh vừa bắt được, rồi tiến quân vào châu Trà Long, qua núi Bồ Lạp thuộc Châu Quì, Tri phủ châu Trà Lân là Cầm Bành đem 5000 quân đón ở mặt trước, phía sau bị Trần Trí, Lý An, Phương Chính, Thái Phúc uy hiếp. Nhân trời sắp tối, Lê Lợi tản binh và mai phục trong rừng, đánh Trần Trí, Lý An, Phương Chính, quân Minh tan vỡ, tướng đô ty Trần Trung bị chém, cùng 2000 người và 100 con ngựa.
Ngày sau, nghĩa quân đến Trang Trịnh Sơn, châu Trà Lân, đánh Sư Hựu, chém thiên hộ Trưởng Bản và hơn 1000 người. Lê Lợi dẫn quân đến sách Mộc, Trần Trí đuổi theo nhưng không dám tiến sâu, lui về giữ thành Nghệ An, đưa trả Lê Trăn cầu hòa.
Ngày sau, nghĩa quân đến Trang Trịnh Sơn, châu Trà Lân, đánh Sư Hựu, chém thiên hộ Trưởng Bản và hơn 1000 người. Lê Lợi dẫn quân đến sách Mộc, Trần Trí đuổi theo nhưng không dám tiến sâu, lui về giữ thành Nghệ An, đưa trả Lê Trăn cầu hòa.
Tháng 11, Lê Lợi sai người chiêu dụ và thu phục Cầm Bành, Cầm Bành viện binh không đến viết thư đầu hàng. Lê Lợi thu châu Trà Lân, ra lệnh tha tội cho tất cả, không được giết một người nào an ủi các bộ lạc, khao thưởng tù trưởng, mộ quân nhập thêm 5000 người. Quân Minh nghe tin Cầm Bành ra hàng, quay lại đánh trại Trà Lân, bị Lê Lợi đánh lui.
Tháng 5 năm 1425, Lê Lợi lại sai Đinh Lễ đem quân đánh Diễn Châu, quân Minh thua chạy về Tây Đô (Thanh Hóa), ông lại điều Lê Sát, Lưu Nhân Chú, và Lý Triện tiếp ứng cho Đinh Lễ cùng đánh ra Tây Đô, quân Minh ra tiếp chiến, bị thua phải rút vào trong thành cố thủ. Lê Lợi cho quân vây bốn mặt, siết chặt thành Nghệ An và thành Tây Đô, mặt khác sai Trần Nguyên Hãn, Doãn Nỗ, Lê Đa Bồ đem quân vào nam đánh Tân Bình, Thuận Hóa. Tướng Minh là Nhậm Năng ra đánh bị phá tan, cùng lúc sai Lê Ngân, Lê Văn An mang thủy quân tiếp ứng cho Trần Nguyên Hãn chiếm đất Tân Bình, Thuận Hóa. Quân Minh buộc phải rút hết vào trong vòng vây mà cố thủ.
Như vậy đến cuối năm (1425), Lê Lợi làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào Nam, các thành trì của đối phương đều bị bao vây siết chặt.
Với bao chiến tích huy hoàng
Nghệ An Thanh Hóa siết thành Tây Đô
Cùng nhau Bắc tiến một lần
Quân chưa đầy Vạn chia đều Ba phương
Tháng 8 năm 1426, Lê Lợi chia quân cho các tướng làm 3 cánh bắc tiến. Phạm Văn Xảo, Đỗ Bí, Trịnh Khả, Lý Triện ra phía Tây bắc, Lưu Nhân Chú, Bùi Bị ra phía Đông bắc, Đinh Lễ, Nguyễn Xí ra đánh Đông Quan. Nghe tin viện binh nhà Minh ở Vân Nam sắp sang giúp Trần Trí, Triện chia quân cho Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả ra chặn quân Vân Nam, còn Lý Triện và Đỗ Bí hợp với quân Đinh Lễ, Nguyễn Xí đánh Đông Quan. Phạm Văn Xảo phá tan viện binh Vân Nam. Quân Vân Nam chạy về cố thủ ở thành Xương Giang. Trần Trí thấy mất viện binh bèn cầu viện Lý An ở Nghệ An. Lý An và Phương Chính để Thái Phúc ở lại giữ thành Nghệ An, mang quân vượt biển ra cứu Đông Quan. Lê Lợi liền giao cho Lê Văn An, Lê Văn Linh vây thành, còn mình kéo đại quân ra bắc.
Tháng 8 năm 1426, Lê Lợi chia quân cho các tướng làm 3 cánh bắc tiến. Phạm Văn Xảo, Đỗ Bí, Trịnh Khả, Lý Triện ra phía Tây bắc, Lưu Nhân Chú, Bùi Bị ra phía Đông bắc, Đinh Lễ, Nguyễn Xí ra đánh Đông Quan. Nghe tin viện binh nhà Minh ở Vân Nam sắp sang giúp Trần Trí, Triện chia quân cho Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả ra chặn quân Vân Nam, còn Lý Triện và Đỗ Bí hợp với quân Đinh Lễ, Nguyễn Xí đánh Đông Quan. Phạm Văn Xảo phá tan viện binh Vân Nam. Quân Vân Nam chạy về cố thủ ở thành Xương Giang. Trần Trí thấy mất viện binh bèn cầu viện Lý An ở Nghệ An. Lý An và Phương Chính để Thái Phúc ở lại giữ thành Nghệ An, mang quân vượt biển ra cứu Đông Quan. Lê Lợi liền giao cho Lê Văn An, Lê Văn Linh vây thành, còn mình kéo đại quân ra bắc.
Vua Minh sai Vương Thông, Mã Anh mang quân sang tiếp viện, quân Vương Thông hợp với quân ở Đông Quan được 10 vạn rồi chia cho Phương Chính, Mã Kỳ. Khi tướng của Lê Lợi là Lê Triện, Đỗ Bí đánh bại quân Mã Kỳ ở Từ Liêm, rồi đánh luôn cánh quân của Phương Chính. Cả hai tướng thua chạy, về nhập với quân Vương Thông ở Cổ Sở(Đông Quan).
Lý Triện lại tiến đánh Vương Thông, nhưng Thông đã phòng bị, Lý Triện bị thua phải rút về Cao Bộ, sai người cầu cứu Nguyễn Xí, Đinh Lễ, Nguyễn Xí đem quân đến đặt phục binh ở Tốt Động, Chúc Động. Phát hiện Vương Thông định chia dường đánh úp Lý Triện, hai tướng bèn tương kế tựu kế dụ Vương Thông vào ổ mai phục Tốt Động giao chiến. Quân Vương Thông thua to, Trần Hiệp, Lý Lượng và 5 vạn quân bị giết, 1 vạn quân bị bắt sống. Vương Thông cùng các tướng chạy về cố thủ ở Đông Quan, Cầu Giấy.Lê Lợi được tin thắng trận liền sai Trần Nguyên Hãn, Bùi Bị chia hai đường thủy bộ tiến ra bao vây Đông Quan.Vương Thông cố thủ không dám ra đánh, viện cớ tìm lại tờ chiếu của vua Minh năm 1407 khi đánh nhà Hồ, có nội dung muốn lập lại con cháu nhà Trần ra điều kiện với Lê Lợi rằng Vương Thông sẽ rút về nước, nếu Lê Lợi lập con cháu nhà Trần làm vua.
Vì đại cục Lê Lợi muốn quân Minh nhanh chóng rút về nên đồng ý. Ông sai người tìm được Trần Cảo, lập làm vua, còn ông tự xưng mình làm Vệ quốc công.
Đánh cho tan tác tơi bời
Co thân cụm lại bày trò sở khanh
Trăm năm tính nết lưu truyền
Ngàn năm nhỏ mọn gây điều lố lăng
Vương Thông ngoài mặt giảng hòa nhưng lại sai quân đào hào cắm chông phòng thủ và mật sai người về xin cứu viện. Lê Lợi biết chuyện liền cắt đứt giảng hòa.
Sau khi cắt đứt giảng hòa, Lê Lợi sai các tướng đi đánh chiếm các thành ở Bắc bộ như Điêu Diêu (Thị Cầu, Bắc Ninh), Tam Giang (Tam Đái, Phú Thọ), Xương Giang (phủ Lạng Thương), Kỳ Ôn, không lâu sau đều hạ được.
Đầu năm 1427, ông chia quân tiến qua sông Nhị, đóng dinh ở Bồ Đề, sai các tướng đánh thành Đông Quan. Ông đặt kỷ luật quân đội rất nghiêm để yên lòng nhân dân. Do đó quân Lam Sơn đi đến các nơi rất được lòng dân.
Đầu năm 1427, ông chia quân tiến qua sông Nhị, đóng dinh ở Bồ Đề, sai các tướng đánh thành Đông Quan. Ông đặt kỷ luật quân đội rất nghiêm để yên lòng nhân dân. Do đó quân Lam Sơn đi đến các nơi rất được lòng dân.
Tướng Minh là Thái Phúc nộp thành Nghệ An xin hàng. Lê Lợi sai Thượng thư bộ Lại là Nguyễn Trãi viết thư dụ đối phương ở các thành khác ra hàng.
Nhân lúc quân Lam Sơn vây thành có vẻ lơi lỏng, quân Minh ở Đông Quan ra đánh úp. Lê Triện tử trận ở (Từ Liêm), Đinh Lễ và Nguyễn Xí bị bắt ở (Thanh Trì). Sau Đinh Lễ bị giết, Nguyễn Xí trốn thoát được.
Cuối năm 1427, vua Minh Tuyên Tông, nhà Minh điều viện binh cứu Vương Thông, sai Liễu Thăng mang 10 vạn quân tiến sang từ Quảng Tây, Mộc Thạnh mang 5 vạn quân từ Vân Nam kéo sang Đại Việt. Đây là hai tướng đã từng sang đánh Việt Nam thời nhà Hồ và nhà Hậu Trần.
Nghe tin có viện binh, nhiều tướng muốn đánh để hạ gấp thành Đông Quan. Tuy nhiên, theo ý kiến của Nguyễn Trãi, Lê Lợi cho rằng đánh thành là hạ sách vì quân trong thành đông, chưa thể lấy ngay được, nếu bị viện binh đánh kẹp vào thì nguy; do đó ông quyết định điều quân lên chặn đánh viện binh trước để nản lòng đối phương ở Đông Quan.
Gài Chông cầu tiếp viện về
Liễu Thăng, Mộc Thạch mang đầu nộp thêm
Đánh cho tâm phục thân tàn
Bởi thương cấp Ngựa cho Thuyền về sông
Bước đầu tiến quân Lê Lợi ra lệnh dời người ở những vùng đối phương đi qua như Lạng Giang, (Bắc Giang), Quy Hóa, (Tuyên Quang), để đồng không để cô lập đối phương. Biết cánh Liễu Thăng là quân chủ lực, ông sai Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Văn Linh, Đinh Liệt, mang quân phục ở Chi Lăng, lại sai Lê Văn An, Lê Lý mang quân tiếp ứng. Đối với cánh quân Mộc Thạnh, ông biết Mộc Thạnh là viên tướng lão luyện, sẽ ngồi chờ thắng bại của Liễu Thăng mới hành động nên hạ lệnh cho Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả cố thủ không đánh.
Cuối năm 1427, vua Minh Tuyên Tông, nhà Minh điều viện binh cứu Vương Thông, sai Liễu Thăng mang 10 vạn quân tiến sang từ Quảng Tây, Mộc Thạnh mang 5 vạn quân từ Vân Nam kéo sang Đại Việt. Đây là hai tướng đã từng sang đánh Việt Nam thời nhà Hồ và nhà Hậu Trần.
Nghe tin có viện binh, nhiều tướng muốn đánh để hạ gấp thành Đông Quan. Tuy nhiên, theo ý kiến của Nguyễn Trãi, Lê Lợi cho rằng đánh thành là hạ sách vì quân trong thành đông, chưa thể lấy ngay được, nếu bị viện binh đánh kẹp vào thì nguy; do đó ông quyết định điều quân lên chặn đánh viện binh trước để nản lòng đối phương ở Đông Quan.
Gài Chông cầu tiếp viện về
Liễu Thăng, Mộc Thạch mang đầu nộp thêm
Đánh cho tâm phục thân tàn
Bởi thương cấp Ngựa cho Thuyền về sông
Bước đầu tiến quân Lê Lợi ra lệnh dời người ở những vùng đối phương đi qua như Lạng Giang, (Bắc Giang), Quy Hóa, (Tuyên Quang), để đồng không để cô lập đối phương. Biết cánh Liễu Thăng là quân chủ lực, ông sai Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Văn Linh, Đinh Liệt, mang quân phục ở Chi Lăng, lại sai Lê Văn An, Lê Lý mang quân tiếp ứng. Đối với cánh quân Mộc Thạnh, ông biết Mộc Thạnh là viên tướng lão luyện, sẽ ngồi chờ thắng bại của Liễu Thăng mới hành động nên hạ lệnh cho Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả cố thủ không đánh.
Tướng trấn giữ biên giới là Trần Lựu liên tục giả cách thua chạy khi bị Liễu Thăng tấn công từ Ải Nam Quan về Ải Lưu rồi lại lui về Chi Lăng. Ngày 18 tháng 9 âm lịch, Thăng đuổi đến Chi Lăng. Trần Lựu lại thua, Liễu Thăng đắc thắng mang 100 quân kị đi trước. Ngày 20, Thăng bị phục binh của Lê Sát, Trần Lựu đổ ra đánh và chém chết Liễu Thăng.
Các tướng thừa dịp xông lên đánh quân Minh, giết hơn 1 vạn quân, chém được Lương Minh, Lý Khánh tự vẫn. Tướng Minh còn lại Hoàng Phúc, Thôi tụ cố kéo về thành Xương Giang thế thủ nhưng đến nơi mới biết thành đã bị quân Lam Sơn hạ, phải đóng quân ngoài đồng không. Lê Lợi sai Trần Nguyên Hãn chặn đường vận lương, sai Phạm Vấn, Nguyễn Xí tiếp ứng cho Lê Sát cùng vây đánh, giết 5 vạn quân Minh ở Xương Giang. Hoàng Phúc và hơn 3 vạn quân Minh bị bắt, Thôi Tụ không hàng bị giết chết.
Mộc Thạnh nghe tin Liễu Thăng thua bèn rút chạy. Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả đuổi theo chém hơn 1 vạn quân, bắt sống 1000 người ngựa.
Nghĩa quân Lam Sơn đập tan tác 10 vạn viện binh của đối phương trong trận Chi Lăng - Xương Giang, giết chết viên chỉ huy quân Minh là Liễu Thăng. Tướng Mộc Thạnh mang 5 vạn quân từ Vân Nam kéo sang chưa đánh cũng đã thua và rút chạy, bị chém chết hơn 1 vạn quân, bắt sống 1000 người ngựa. Cuối cùng, giặc Minh phải giảng hòa và thoái binh về nước.
Các Tướng Việt vì căm thù sự đàn áp, đòi giết chết quân nhà Minh, nhưng vì tình người và hòa khí sau này, Lê Lợi cấp Thuyền, cho Ngựa để họ về nước. Từ đây nước Đại Việt không còn một mống quân Minh xâm lược và dòm ngó gì nữa. Một văn thần trong quân khởi nghĩa Lam Sơn là Nguyễn Trãi thừa lệnh của Lê Lợi đã viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc biết về chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.
Trăm năm ân đức lưu truyền
Mở nên chính thống ngàn đời sắt son
Công danh tên ấy mãi còn
Các Tướng Việt vì căm thù sự đàn áp, đòi giết chết quân nhà Minh, nhưng vì tình người và hòa khí sau này, Lê Lợi cấp Thuyền, cho Ngựa để họ về nước. Từ đây nước Đại Việt không còn một mống quân Minh xâm lược và dòm ngó gì nữa. Một văn thần trong quân khởi nghĩa Lam Sơn là Nguyễn Trãi thừa lệnh của Lê Lợi đã viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc biết về chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.
Trăm năm ân đức lưu truyền
Mở nên chính thống ngàn đời sắt son
Công danh tên ấy mãi còn
Bình Vương Lê Lợi anh hùng nước Nam
Lơ Lợi lên ngôi ngày 15 tháng 3 năm 1428 tức vua Lê Thái Tổ và đặt lại tên nước là Đại Việt . Lê Thái Tổ là một vị Vua nhiệt tình, hăng hái dấy nghĩa quân đánh dẹp giặc Minh. Sau 10 năm thiên hạ đại bình, khi lên ngôi, đã ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu nhập lại sách vở, mở mang các trường học, có thể gọi là có mưu kế rộng, mở mang cơ nghiệp ngàn đời.
Lê Thái Tổ băng hà 5 tháng 9 năm 1433 tức ngày 22 tháng 8 (âm lịch), hưởng dương 49 tuổi.được an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn.Vì nhớ công Lê Lai chết thay cho mình ở núi Chí Linh trước kia, ông dặn lại đời sau phải giỗ Lê Lai trước khi giỗ ông một ngày. Bởi thế đời sau truyền lại câu: Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi.
Miếu hiệu của ông là Thái Tổ, thụy hiệu là Thống Thiên Khải Vận Thánh Đức Thần Công Duệ Văn Anh Vũ Khoan Minh Dũng Trí Hoàng Nghĩa Chí Minh Đại Hiếu Cao Hoàng Đế. Đời sau đều gọi là Thái Tổ Cao hoàng đế, hay Cao Hoàng, Cao Đế.
Hình ảnh Bia Vĩnh Lăng ở Lăng vua Lê Thái Tổ
|
Bia Vĩnh Lăng, còn gọi là Lam Sơn Vĩnh Lăng bi là một bia đá cổ thời Lê sơ, đặt ở Lăng vua Lê Thái Tổ, tại xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Bia Vĩnh Lăng vừa có giá trị sử liệu, vừa là tác phẩm nghệ thuật văn hóa trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.
Như vậy nhà Hậu Lê hay Hậu Lê triều, được bắt đầu từ năm 1427 đến năm 1789, là một triều đại phong kiến Việt Nam, tồn tại sau thời Bắc thuộc lần 4 và đồng thời với nhà Mạc, nhà Tây Sơn trong một thời gian, trước nhà Nguyễn.
Nhà Hậu Lê do Lê Thái Tổ lập ra, được phân biệt với nhà Tiền Lê (980 - 1009) do Lê Đại Hành lập ra cuối thế kỷ thứ X. Nhà Hậu Lê gồm có 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: nhà Lê Sơ bắt đầu từ năm 1428 đến năm 1527, kéo dài 100 năm, bắt đầu từ khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi gạt bỏ vua bù nhìn Trần Cảo, tự làm vua, lập ra triều đại mới và kết thúc khi quyền thần Mạc Đăng Dung phế bỏ vua Lê Cung Hoàng lập ra nhà Mạc.
Giai đoạn 2: nhà Lê Trung Hưng từ năm 1533 đến năm 1789, kéo dài 256 năm, bắt đầu từ khi Thượng tướng quân Nguyễn Kim lập tông thất Lê Duy Ninh lên ngôi, tức Lê Trang Tông tại Ai Lao để khôi phục nhà Hậu Lê, kết thúc khi Lê Chiêu Thống chạy sang lưu vong tại Trung Quốc dưới thời Thanh Cao Tông.
Vào thời nhà Hậu Lê nhà Hậu Lê bao gồm cả 2 giai đoạn Lê Sơ và Lê Trung Hưng. Đặc biệt, thời Lê trung hưng tuy kéo dài nhưng các Hoàng đế nhà Lê mất thực quyền, chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Thời kỳ đầu gọi là Nam Bắc triều, nhà Lê và nhà Mạc chia đôi nước Đại Việt.
Vào thời nhà Hậu Lê nhà Hậu Lê bao gồm cả 2 giai đoạn Lê Sơ và Lê Trung Hưng. Đặc biệt, thời Lê trung hưng tuy kéo dài nhưng các Hoàng đế nhà Lê mất thực quyền, chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Thời kỳ đầu gọi là Nam Bắc triều, nhà Lê và nhà Mạc chia đôi nước Đại Việt.
Khi nhà Mạc bị đánh bại phải chạy lên Cao Bằng năm 1529, tới năm 1677 thì công thần có công đánh bại nhà Mạc là họ Trịnh đã nắm hết quyền hành. Công thần họ Nguyễn không thần phục họ Trịnh, ly khai ở phía nam, do đó phần lớn hậu kỳ thời Lê Trung Hưng, nước Đại Việt lại bị chia cắt bởi chúa Trịnh và chúa Nguyễn, gọi là thời Trịnh Nguyễn phân tranh.
Hình ảnh Lê Lợi tại thành phố Thanh Hóa
Nhà Lê sơ hoặc Lê Sơ triều là giai đoạn đầu của triều đại nhà Hậu Lê, một triều đại (quân chủ chuyên chế) trong lịch sử Việt Nam, được thành lập sau khi Thái Tổ Cao hoàng đế Lê Lợi phát động khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại quân đội nhà Minh. Ông đổi tên Giao Chỉ, vốn tồn tại trong thời gian nội thuộc nhà Minh, trở về Đại Việt, quốc hiệu có từ đời Lý Thánh Tông.
Trong thời Lê Sơ có 10 vị Hoàng Đế thuộc 6 thế hệ, đây là thời kỳ các Hoàng đế nhà Lê nắm trọn được quyền hành, cũng là thời kỳ vĩ đại, hoàng kim nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. Đời Lê Thái Tổ Cao Hoàng và đặc biệt là đời Lê Thái Tông, xã hội được đi vào ổn định, phát triển thịnh vượng một cách mau chóng sau thời kỳ chiến tranh trước đó. Có câu đồng dao sau:
"Đời vua Thái Tổ, Thái Tông; Con bế con dắt, con bồng, con mang...Đời vua Thái Tổ, Thái Tông; Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn".
"Đời vua Thái Tổ, Thái Tông; Con bế con dắt, con bồng, con mang...Đời vua Thái Tổ, Thái Tông; Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn".
Dưới thời Lê Thánh Tông, Đại Việt phát triển cực thịnh về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự. Nước Đại Việt từ trước chưa bao giờ cường thịnh và mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng toàn khu vực lớn bằng thời này, thời kỳ này được gọi là Hồng Đức thịnh thế , tính đến ảnh hưởng các đời sau là Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông, là hơn 30 năm.
Lãnh thổ thời đại này tiếp tục được mở rộng ra hơn nữa, cường thịnh gấp mấy lần so với đời nhà Lý và nhà Trần. Cùng với quân sự hùng mạnh, các đời Thái Tông đến Thánh Tông liên tiếp sát nhập lãnh thổ các quốc gia Bồn Man, Chiêm Thành, ngoài việc đối phó với các quốc gia, nền quân sự hùng mạnh khiến triều đình thẳng tay đàn áp các cuộc bạo loạn ở miền thượng, ổn định chính quyền trong thời gian dài. Mặc khác vì để đáp ứng một nền quân sự phát triển mạnh, có nền kinh tế được phát triển thông qua sự buôn bán trong nước và thông thương với nước ngoài.
Thời kỳ nhà Hậu Lê bước vào giai đoạn trọng dụng quan lại, khác với nhà Trần bị chi phối bởi người trong hoàng tộc, luôn nắm đại quyền và được kế thừa nhau bằng việc thế tập. Triều đình mở nhiều khoa thi cử, thay đổi bộ máy chính quyền, không cho hoàng tộc các chức vụ thực quyền mà trọng dụng những người đã đổ khoa để bổ nhiệm, việc hạn chế sự thế tập dòng dõi quan lại giúp chế độ quan liêu hạn chế rất nhiều sự chuyên quyền dòng họ. Văn học Việt Nam được ghi nhận phát triển rực rỡ thời kỳ này, với việc Lê Thánh Tông mở ra Hội Tao Đàm, chính Hoàng đế khuyến khích học thuật trong toàn quốc gia. Danh sử Ngô Sĩ Liên thuộc về triều đại này, đã biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư, tiếp tục nối bước Lê Văn Hưu của đời Trần ghi chép giai đoạn lịch sử một cách đầy đủ và hoàn thiện. Nhiều công trình sử liệu, văn học, thiên văn, quan chế... được hoàn thiện trong thời Lê Sơ..
Cho dù là thế nào đi chăng nữa, các đời vua có anh minh sáng suốt đến mấy .. thì bên cạnh cũng vẫn có những gian thần, những sơ xuất hoặc suy yếu về thế lực, rồi xảy ra giặc trong, giặc ngoài . Với sự phát triển và tồn tại từ năm 1428 đến năm 1527, kéo dài đúng 100 năm, triều đại này bị gián đoạn bởi nhà Mạc.
Lê Cung Hoàng là vị hoàng đế cuối cùng của nhà Lê Sơ. sinh 26 tháng 7 năm 1057 là vị Hoàng đế thứ 11 của nhà Hậu Lê, ở ngôi từ năm 1522 đến 1527, tổng cộng 5 năm. Ông lên ngôi trở thành bù nhìn, do quyền thần Mạc Đăng Dung khống chế hoàn toàn, không hề có quyền hạn. Vận nước đã hết, tài năng Lê Cung Hoàng lại không có, sau ông bị Mạc Đăng Dung giết chết. Số phận thật bi thảm, khi Mạc Đăng Dung ép mẹ con Lê Cung Hoàng phải tự tử. Thái hậu khấn trời rằng: "Đăng Dung là kẻ bề tôi, manh tâm cướp ngôi, lại giết mẹ con ta, ngày sau con cháu nó cũng lại bị như thế.". Rồi bà tự vẫn chết, Cung Hoàng cũng tự vẫn, năm đó ông 21 tuổi.
Đăng Dung sai đem xác hai người để phơi ngoài quán Bắc Sứ, rồi đưa về chôn ở lăng Hoa Dương, huyện Ngự Thiên (nay là xã Mỹ Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), theo nghi lễ của thiên tử và hoàng hậu.
Một trăm năm, Triều đại thời nhà Hậu Lê hùng mạnh đã gián đoạn, rơi vào tay quyền thần Mạc Đăng Dung, khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi tự lập mình làm Hoàng đế và Lập ra triều nhà Mạc.
___________DS & CN_____18 / 08 / 2015_____Trương Văn Khẩn____________
___________DS & CN_____18 / 08 / 2015_____Trương Văn Khẩn____________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét