Kinh thành mang tên Đại La: từ sau khi được đổi lại là Thăng Long do Lý Thái Tổ tức Thái Tổ Thần Vũ hoàng đế Lý Công Uẩn rời cố đô Hoa Lư về đóng đô tháng 7 năm Thuận Thiên thứ hai tức năm (1010), Ông cho xây dựng và mở rộng Kinh thành với mục đích chính trị, thương mại lớn tại trung tâm đồng bằng sông Hồng, là một bước tiến đánh dấu quan trọng trong lịch sử Việt Nam của thời kỳ phong kiến. Ông là vị Hoàng đế đầu tiên sáng lập ra nhà hậu Lý, với 19 năm trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028. Khi lên ngôi Ông phong cha là Hiển Khánh Vương, mẹ là Minh Đức Thái hậu, chú là Vũ Đạo Vương, anh ruột là Vũ Uy Vương, em ruột là Dực Thánh Vương. Ông lập sáu vương hậu, con trưởng ông là Lý Phật Mã được phong Khai Thiên Vương, lập làm Thái tử. Các con trai khác của ông cũng được phong vương. Đồng thời, con gái lớn của ông là An Quốc công chúa Lý Thiềm Hoa được gả cho Đào Cam Mộc, Cam Mộc cũng được phong Nghĩa Tín Hầu. Một người con gái khác là Lĩnh Nam công chúa là Lý Bảo Hòa cho động chủ Giáp Thừa Quý.(là một họ ở Đông Á).
Lý Thái Tổ sinh ngày 8 tháng 3 năm 974 tức (12 tháng 2 âm lịch năm Giáp Tuất) mất ngày 31 tháng 3 năm 1028. Theo Đại sử lược, năm 1028 (tức năm Thuận Thiên thứ 19), sức khỏe Hoàng đế đã không được tốt, thường xuyên đau yếu. Ngày 31 tháng 3 năm ấy, Hoàng đế băng hà ở điện Long An . Ông ở ngôi 19 năm, hưởng thọ 55 tuổi, được táng ở Thọ Lăng, phủ Thiên Đức (Tiên Sơn - Bắc Ninh).Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tháng 11, ngày Quý Sửu, năm Kỷ Dậu tức (21 tháng 11 năm 1009), đặt niên hiệu là Thuận Thiên, nghĩa là "theo ý trời". Dưới triều nhà Tiền Lê, ông làm quan đến chức Điện tiền chỉ huy sứ, là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô Hoa Lư to nhất thời bấy giờ. Năm 1005, Lê Trung Tông bị em trai là Lê Đế Long Đĩnh sát hại, ông ôm Trung Tông khóc, Lê Đế cho rằng ông là bề tôi trung thành, giao cho ông giữ chức quan Cận vệ. Đến năm 1009, Long Đĩnh băng hà, con trai còn nhỏ, ông được lực lượng ủng hộ của Chi nội Đào Cam Mộc là (đại thần nhà Tiền Lê), cùng thiền sư Vạn Hạnh(Ông được xem là cố vấn của vua Lê Đại Hành, là người thầy của Lý Công Uẩn), cùng tôn làm Hoàng đế, sau các quan trong triều đều nhất trí suy tôn.
Dưới triều đại của mình, Lý Công Uẩn vất vả dành thời gian hầu như cả đời để đánh dẹp phản loạn, khôi phục giang sơn, ông còn thực hiện chính sách "thân dân". Dưới triều ông, có nhiều lần nhân dân được xá thuế, chẳng hạn như tô thuế được xá 3 năm vào năm 1016. Đến năm 1017, tô ruộng cũng được xá. vì lúc bấy giờ cơ bản nước Đại Việt vẫn chưa đủ thu phục được lòng tin cậy của các di tộc vùng biên cương. Ông tiếng là người khoan thứ nhân từ lên Triều đình trung ương cũng dần dần được củng cố, các thế lực phiến loạn cũng bị đánh dẹp, và bình định được ngôi vị ..
Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư về thành Đại La, và đổi tên thành là Thăng Long, cũng là sự mở đầu cho sự phát triển lâu dài của Triều nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm từ sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê. Triều đại này trải qua 9 vị hoàng đế và chấm dứt khi Nữ hoàng đế Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi, bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – tổng cộng là 216 năm.
Trên cương vị Hoàng đế vớí lý tưởng tái lập nơi đặt bộ máy điều hành đất nước ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Hồng là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của đất nước đương thời hẳn đã hình thành từ lâu, nhưng thời điểm mang tính quyết định việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La nhanh chóng là xuất phát từ chuyến về thăm quê vào mùa xuân năm 1010, sau khi lên ngôi, với quyết định rời bỏ hẳn một Kinh đô từ vùng núi non hiểm trở ra vùng đồng bằng, có thể cho thấy bản lĩnh kiên cường và tầm nhìn sáng suốt của một vị hoàng đế khai sáng ra triều hậu Lý cũng như thành Thăng Long xưa, thủ đô Hà Nội - Việt Nam ngày nay, là không thể gì hơn ..
Năm 1028 khi Hoàng đế vừa qua đời, việc tế táng lại chưa hoàn tất, thì ba hoàng tử Vũ Đức vương, Dực Thánh vương và Đông Chinh vương cùng quân sĩ vây hãm thành, nhằm mục đích cướp ngôi Thái Tử Lý Phật Mã, Thái tử đem quân vào thành, quyết một trận với 3 vương, sử gọi là Tam vương chi loạn.
Khi quân của Thái tử và quân các vương đối trận, thì quan Võ vệ tướng quân Lê Phụng Hiểu rút gươm ra chỉ vào Vũ Đức vương mà bảo rằng: "Các người dòm ngó ngôi cao, khinh dể tự quân, trên quên ơn Tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vậy Phụng Hiểu xin dâng nhát gươm này!". Nói xong chạy xông vào chém Vũ Đức vương ở trận tiền. Quân các vương trông thấy sợ hãi bỏ chạy cả. Dực Thánh vương và Đông Chinh vương cũng phải chạy trốn, về sau xin ra hàng, được tha cả và phục chức cho như cũ. Thái tử Lý Phật Mã lên nối ngôi, tức là Lý Thái Tông.
Thái Tông hoàng đế kế vị, dâng miếu hiệu cho Tiên hoàng đế là Thái Tổ , thủy hiệu là Phụng Thiên Chí Lý Ứng Vận Tự Tại Thánh Minh Long Hiện Duệ Văn Anh Vũ Sùng Nhân Quảng Hiếu Thiên Hạ Thái Bình Khâm Minh Quảng Trạch Chương Minh Vạn Bang Hiển Ứng Phù Cảm Uy Chấn Phiên Man Duệ Mưu Thần Trợ Thánh Trị Tắc Thiên Đạo Chính Thần Vũ Hoàng Đế.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, khi ông mới sinh, ở phủ Trường Yên có con trâu của nhà dân tự nhiên thay sừng khác, người có trâu ấy cho là điềm không lành, lấy làm lo ngại. Có người giỏi chiêm nghiệm đi qua nhà cười mà nói rằng: "Đó là điềm đổi mới thôi, can dự gì đến nhà anh" thì người chủ ấy mới hết lo.Tương truyền thuở nhỏ ông có 7 nốt ruồi sau gáy như chòm sao thất tinh tức (sao Bắc Đẩu). là một mảng sao gồm bảy ngôi sao trong chòm sao (Đại Hùng).
Năm 13 tuổi (1012), ông được lập làm Đông cung Thái tử, lại được phong hiệu là Khai Thiên vương, lập phủ ở ngoài nội cung để được làm quen với các quan lại và dân chúng. Trong thời gian làm Thái tử, ông nhiều lần được cử làm tướng cầm quân đi dẹp loạn và đều lập được công, Thái Tổ hoàng đế rất hài lòng, Thái tử nổi tiếng khắp kinh thành, bẩm tính nhân từ, sáng suốt dĩnh ngộ, thông hiểu đại lược văn võ, còn như lục nghệ, lễ nhạc, ngự xạ, thư số không môn gì là không tinh thông am tường...
Ngày Kỷ hợi (tức 1 tháng 4 năm 1028), Thái tử Lý Phật Mã lên ngôi, tức là Lý Thái Tông. Ông đổi niên hiệu là Thiên Thành. Vì sự phản nghịch của (Tam vương) trước đó, Lý Thái Tông mới lập lệ: cứ hàng năm, các quan phải đến đền Đồng Cổ (ở làng Yên Thái, Hà Nội) làm lễ đọc lời thề rằng:
- "Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, ai bất hiếu bất trung, xin quỷ thần làm tội".
Nếu các quan ai trốn không đến thề, phải phạt 50 trượng.
Thời gian đầu nhà Lý cầm quyền còn nhiều thủ lĩnh địa phương chưa phục tùng, do đó các vua Lý suốt từ Thái Tổ tới Thái Tông phải nhiều lần ra tay đánh dẹp. Ngoài các cuộc đánh dẹp lớn trên, Lý Thái Tông còn một lần đánh châu Ái năm 1034, đánh Ai Lao năm 1048. Tháng 9 năm Mậu Tý 1048, niên hiệu Thiên Cảm Thánh Vũ thứ năm, tướng quân Phùng Trí Năng nhận lệnh vua đem quân đi đánh Ai Lao. Rất nhiều người và gia súc của Ai Lao bị quân Việt bắt giữ và mang về.
Thời gian đầu nhà Lý cầm quyền còn nhiều thủ lĩnh địa phương chưa phục tùng, do đó các vua Lý suốt từ Thái Tổ tới Thái Tông phải nhiều lần ra tay đánh dẹp. Ngoài các cuộc đánh dẹp lớn trên, Lý Thái Tông còn một lần đánh châu Ái năm 1034, đánh Ai Lao năm 1048. Tháng 9 năm Mậu Tý 1048, niên hiệu Thiên Cảm Thánh Vũ thứ năm, tướng quân Phùng Trí Năng nhận lệnh vua đem quân đi đánh Ai Lao. Rất nhiều người và gia súc của Ai Lao bị quân Việt bắt giữ và mang về.
Lý Thái Tông là vị hoàng đế sùng bá đạo Phật, thường tin vào những điềm báo: Tháng 6, năm 1029 ông cho xây lại điện Càn Nguyên. và cho xây thêm hàng loạt cung điện lầu chuông, còn chủ trương sửa lại luật pháp, định các bậc hình thưởng phạt, đổi niên hiệu là Minh Đạo và đúc tiền (Minh Đạo). Bộ Luật Hình thư năm 1042 được xem là bộ luật đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.. Năm 1049, tháng 10, Thái Tông hoàng đế khởi đầu cho việc xây dựng chùa Diên Hựu(Chùa một cột). Hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 Âm lịch, Thái Tông hoàng đế lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân khắp Kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, Đế đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội lớn.
Tháng 7 năm Giáp Ngọ 1054, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo năm thứ 6, theo chiếu của Thái Tông hoàng đế, Hoàng thái tử Lý Nhật Tôn được phép coi chầu nghe chính sự.
Tháng 9, ngày Mậu Dần, sức khỏe của Hoàng đế không được tốt. Sang mùa đông, vào tháng 10, ngày mồng 1 (tức 3 tháng 11 năm 1054), Hoàng đế băng hà tại điện Trường Xuân, sau 27 năm trị quốc, thọ 54 tuổi. Miếu hiệu là Thái Tông, thụy hiệu là Khai Thiên Thống Vận Tôn Đỗ Quý Đức Thánh Văn Quảng Vũ Sùng Nhân Thượng Thiện Chính Lý Dân An Thần Phù Long Hiện Thể Nguyên Ngự Cực Ức Tuế Công Cao Ứng Chân Bảo Lịch Thông Huyền Chí Áo Hưng Long Đại Địch Thông Minh Từ Hiếu Hoàng Đế.
Tháng 7 năm Giáp Ngọ 1054, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo năm thứ 6, theo chiếu của Thái Tông hoàng đế, Hoàng thái tử Lý Nhật Tôn được phép coi chầu nghe chính sự.
Tháng 9, ngày Mậu Dần, sức khỏe của Hoàng đế không được tốt. Sang mùa đông, vào tháng 10, ngày mồng 1 (tức 3 tháng 11 năm 1054), Hoàng đế băng hà tại điện Trường Xuân, sau 27 năm trị quốc, thọ 54 tuổi. Miếu hiệu là Thái Tông, thụy hiệu là Khai Thiên Thống Vận Tôn Đỗ Quý Đức Thánh Văn Quảng Vũ Sùng Nhân Thượng Thiện Chính Lý Dân An Thần Phù Long Hiện Thể Nguyên Ngự Cực Ức Tuế Công Cao Ứng Chân Bảo Lịch Thông Huyền Chí Áo Hưng Long Đại Địch Thông Minh Từ Hiếu Hoàng Đế.
Trước linh cữu, Hoàng thái tử Lý Nhật Tôn kế thừa hoàng vị, tức là Thánh Tông Thánh Thần hoàng đế.
Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có nhận xét về Lý Thái Tông:
"Vua là người trầm mặc, cơ trí, biết trước mọi việc, giống như Hán Quang Vũ đánh đâu được đấy, công tích sánh với Đường Thái Tông. Những người quân tử còn lấy việc khoe khoang thái quá để chê trách, vua chưa hiền".
Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có nhận xét về Lý Thái Tông:
"Vua là người trầm mặc, cơ trí, biết trước mọi việc, giống như Hán Quang Vũ đánh đâu được đấy, công tích sánh với Đường Thái Tông. Những người quân tử còn lấy việc khoe khoang thái quá để chê trách, vua chưa hiền".
Công danh đức lớn có nhiều
Dựng xây cơ nghiệp ngàn đời sắc son
Vượt qua sóng gió thăng trầm
Khôn ngoan tài giỏi đo lường trước sau
Dựng xây cơ nghiệp ngàn đời sắc son
Vượt qua sóng gió thăng trầm
Khôn ngoan tài giỏi đo lường trước sau
Thánh Tông hoàng đế là vị hoàng đế thứ 3 của nhà Lý, tên thật là Lý Nhật Tôn, là con thứ 3 của Thái Tông Từ Hiếu hoàng đế, mẹ là Linh Cảm hoàng hậu Mai thị. Ông sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi, niên hiệu Thuận Thiên thứ 14 (tức 30 tháng 3 năm 1023) tại cung Long Đức, ông là cháu nội của Thái Tổ Thần Vũ hoàng đế. Lý Thánh Tông đế là một vị hoàng đế có lòng thương dân, Là người sùng Phật giáo, Thánh Tông đã xây cất nhiều chùa tháp, đúc chuông đồng lớn, đặc biệt là Chùa Báo Ân là một ngôi chùa lớn, cạnh Hồ Gươm năm 1842(năm 1888, Pháp đã phá hủy chùa để xây nhà bưu điện. Chỉ còn Tháp Hòa Phong phía sau chùa còn giữ lại).
Năm 1054 hoàng đế Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt, mở ra kỷ nguyên Đại Việt rực rỡ trong lịch sử Việt Nam. mặc dù các vị Hoàng đế đều sùng bái Phật giáo, nhưng ảnh hưởng của Nho giáo cũng rất cao, với việc mở các trường đại học đầu tiên là Văn Miếu năm 1070 và Quốc Tử giám năm 1076, với các khoa thi để chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là quý tộc ra giúp nước. Khoa thi đầu tiên được mở vào năm 1075, người đỗ Trạng nguyên đầu tiên là Lê Văn Thịnh. Về thể chế chính trị, đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng hơn và sự cai trị đã dựa nhiều vào pháp luật hơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân Sự kiện nhà Lý chọn thành Đại La làm Kinh đô, đổi tên thành Thăng Long, đã đánh dấu sự cai trị bằng thực lực dựa vào sức mạnh kinh tế và lòng dân hơn là sức mạnh quân sự để phòng thủ như các triều đại trước. Những danh thần như Lê Văn Thịnh, Bùi Quốc Khái, Doan Tủ Tư, Đoàn Văn Khâm, Lý Đạo Thành, Tô Hiến Thành ... đã góp sức lớn về văn trị và chính trị cho triều đình nhà nước lúc bấy giờ và tạo nên một nền văn hiến rực rỡ của triều đại nhà Lý.
Bên cạnh quân sự, nhà Lý còn nổi tiếng về nghệ thuật với kinh đô Thăng Long phỏng theo mô hình kinh thành Trường An của nhà Đường và Khai Phong của nhà Tống, tạo nên một quần thể kiến trúc vĩ đại và hoa lệ. Những hiện vật về mái ngói, linh thú(Đồ án trang trí đầu mái hình rồng bằng đất nung), linh thú trang trí trên nóc mái và các loại gạch lót cho thấy trình độ mỹ nghệ cao của các nghệ nhân thời Lý. Con Rồng đá (điện Kính thiên) thời Lý được xem là hình tượng đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình đương thời, bên cạnh các tượng Phật lớn còn lại cho thấy tư duy đồ sộ của thời nhà Lý là rất lớn. Ba trong 4 bảo vật của "An Nam tứ đại khí": là Tháp Báo Thiên (Thăng Long, Hà Nội), Chuông Quy Điền chùa Diên Hựu tức chùa Một Cột (Hà Nội) và Tượng phật Chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh) đều được tạo ra trong thời đại nhà Lý. Còn Vạc Phổ Minh ở chùa Phổ Minh, Thiên Trường (Nam Định). là do bởi thượng hoàng Trần Nhân Tông, đúc vào năm 1262. Cùng với sự sùng bái đạo Phật, những tinh hoa giá trị của nghệ thuật thời Lý, đa phần đều thể hiện qua các bức tượng Phật, chùa chiền, nó đã phản ánh và toát lên sự xa hoa tột độ của Phật giáo dưới thời triều nhà hậu Lý là nhất trong lịch sử Việt Nam.
Tháng Giêng, ngày Canh Dần, năm Nhâm Tý tức 1 tháng 2 năm 1072, Thánh Tông hoàng đế băng hà ở điện Hội Tiên, trị vì 17 năm, hưởng thọ 49 tuổi và được an táng ở Thọ Lăng.Năm 1054 hoàng đế Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt, mở ra kỷ nguyên Đại Việt rực rỡ trong lịch sử Việt Nam. mặc dù các vị Hoàng đế đều sùng bái Phật giáo, nhưng ảnh hưởng của Nho giáo cũng rất cao, với việc mở các trường đại học đầu tiên là Văn Miếu năm 1070 và Quốc Tử giám năm 1076, với các khoa thi để chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là quý tộc ra giúp nước. Khoa thi đầu tiên được mở vào năm 1075, người đỗ Trạng nguyên đầu tiên là Lê Văn Thịnh. Về thể chế chính trị, đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng hơn và sự cai trị đã dựa nhiều vào pháp luật hơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân Sự kiện nhà Lý chọn thành Đại La làm Kinh đô, đổi tên thành Thăng Long, đã đánh dấu sự cai trị bằng thực lực dựa vào sức mạnh kinh tế và lòng dân hơn là sức mạnh quân sự để phòng thủ như các triều đại trước. Những danh thần như Lê Văn Thịnh, Bùi Quốc Khái, Doan Tủ Tư, Đoàn Văn Khâm, Lý Đạo Thành, Tô Hiến Thành ... đã góp sức lớn về văn trị và chính trị cho triều đình nhà nước lúc bấy giờ và tạo nên một nền văn hiến rực rỡ của triều đại nhà Lý.
Bên cạnh quân sự, nhà Lý còn nổi tiếng về nghệ thuật với kinh đô Thăng Long phỏng theo mô hình kinh thành Trường An của nhà Đường và Khai Phong của nhà Tống, tạo nên một quần thể kiến trúc vĩ đại và hoa lệ. Những hiện vật về mái ngói, linh thú(Đồ án trang trí đầu mái hình rồng bằng đất nung), linh thú trang trí trên nóc mái và các loại gạch lót cho thấy trình độ mỹ nghệ cao của các nghệ nhân thời Lý. Con Rồng đá (điện Kính thiên) thời Lý được xem là hình tượng đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình đương thời, bên cạnh các tượng Phật lớn còn lại cho thấy tư duy đồ sộ của thời nhà Lý là rất lớn. Ba trong 4 bảo vật của "An Nam tứ đại khí": là Tháp Báo Thiên (Thăng Long, Hà Nội), Chuông Quy Điền chùa Diên Hựu tức chùa Một Cột (Hà Nội) và Tượng phật Chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh) đều được tạo ra trong thời đại nhà Lý. Còn Vạc Phổ Minh ở chùa Phổ Minh, Thiên Trường (Nam Định). là do bởi thượng hoàng Trần Nhân Tông, đúc vào năm 1262. Cùng với sự sùng bái đạo Phật, những tinh hoa giá trị của nghệ thuật thời Lý, đa phần đều thể hiện qua các bức tượng Phật, chùa chiền, nó đã phản ánh và toát lên sự xa hoa tột độ của Phật giáo dưới thời triều nhà hậu Lý là nhất trong lịch sử Việt Nam.
Miếu hiệu là Thánh Tông, thụy hiệu là Ứng Thiên Sùng Nhân Chí Đạo Uy Khánh Long Tường Minh Văn Duệ Vũ Hiếu Đức Thánh Thần hoàng đế.
Thánh Tông hoàng đế mất, Thái tử Lý Càn Đức mới 7 tuổi lên thay, tức Lý Nhân Tông, Nhân Tông Minh Hiếu hoàng đế. là vị hoàng đế thứ 4 nhà hậu Lý, tôn mẹ đẻ là Lê Nguyên phi Ỷ Lan làm Hoàng thái phi, tôn mẹ đích là Thượng Dương hoàng hậu làm Hoàng thái hậu, buông rem cùng nghe chính sự, Thái sư Lý Đạo Thành cùng giúp đỡ công việc triều chính. (Ỷ Lan Nguyên phi được tôn làm Hoàng thái phi, không có quyền xen vào việc triều chính. Nhưng rồi, dưới lợi thế là mẹ đẻ của Hoàng đế, cùng sự liên kết với Thái úy Lý Thường Kiệt, bà đã khiến Nhân Tông ra chiếu chỉ phế truất Thượng Dương thái hậu, giam Thái hậu cùng 72 cung nữ nhân khác vào lãnh cung. Đến khi phát tang chôn cất Thánh Tông hoàng đế, Thượng Dương thái hậu cùng các cung nữ nhân bị buộc phải chôn theo).
Ỷ Lan được tôn làm Hoàng thái hậu và nhiếp chính. Lý Đạo Thành vốn là người phụ chính Thượng Dương thái hậu, Ỷ Lan cho là không nên dùng, đưa ông ra trấn thủ Nghệ An. Nhưng không lâu sau lại cho gọi về, ban chức Thái phó bình chương quân quốc trọng sự, để cùng với Thái úy phụ giúp chính là Lý Thường Kiệt điều hành đất nước.
Ỷ Lan được tôn làm Hoàng thái hậu và nhiếp chính. Lý Đạo Thành vốn là người phụ chính Thượng Dương thái hậu, Ỷ Lan cho là không nên dùng, đưa ông ra trấn thủ Nghệ An. Nhưng không lâu sau lại cho gọi về, ban chức Thái phó bình chương quân quốc trọng sự, để cùng với Thái úy phụ giúp chính là Lý Thường Kiệt điều hành đất nước.
Lý Thánh Tông là người kế tục xứng đáng của Lý Thái Tông trong việc phát triển cơ nghiệp nhà Lý. Hoàng đế tận tụy công việc, thương dân, sửa sang chính trị, làm phương bắc phải kiềng nể, phương nam phải kính sợ. Hơn thế nữa, ông còn xứng đáng là vị hoàng đế mở đầu cho quốc hiệu Đại Việt hiển hách, trong sự nghiệp của Lý Thánh Tông để lại trước đó với ba điểm nhấn mạnh lớn trong lịch sử Việt Nam mà đời sau còn nhắc đến nhiều lần đó là: thành lập quốc hiệu Đại Việt, khai sáng Văn Miếu và mở rộng lãnh thổ qua việc chiếm lấy ba châu phía nam.
Nhân Tông Minh Hiếu tên thật Lý Càn Đức, là con trưởng của vua Lý Thánh Tông và Nguyên phi Lê thị Ỷ Lan. Ông sinh ngày 25 tháng Giêng năm Bính Ngọ tức 22 tháng 2 năm 1066 tại kinh đô Thăng Long. Ngay sau hôm ông sinh, đã được vua cha Lý Thánh Tông lập làm thái tử.
Lý Nhân Tông lên ngôi, nhà Tống muốn nhân lúc vua Lý còn nhỏ để mang quân đánh chiếm., nhưng nhờ vào khả năng quân sự của Lý Thường Kiệt, nước Đại Việt đã đứng vững trong cuộc chiến với quân đội nhà Tống. Năm 1075, ngay khi nhà Tống đang tập kết lực lượng ở Ung Châu chuẩn bị tiến sang đánh Đại Việt, Lý Thường Kiệt chủ động mang quân đánh sang đất Tống trước. Sang đầu năm 1076, quân đội nhà Lý hạ được thành Ung châu.
Năm Bính Thìn (1076), nhà Tống cử Quách Quỳ, Triệu Tiết đem đại binh sang xâm lược Đại Việt tiếp. Quân đội nhà Lý dưới sự chỉ huy của Phụ quốc thái úy Lý Thường Kiệt đã đánh bại được đội quân nhà Tống tại trận tuyến trên sông Như Nguyệt. Năm 1077, Quách Quỳ chấp nhận cho Đại Việt giảng hòa và rút quân trở về.
Thời kỳ đầu, tuy còn bận giao tranh với nhà Tống nhưng triều đình vẫn rất quan tâm đến , giáo dục, quan chế. Năm Bính Dần (1086), Nhân Tông định quan chế, chia văn võ bá quan làm 9 phẩm. Quan đại thần có Thái sư, thái phó, thái bảo và thiếu sư, thiếu úy. Ở dưới những bậc ấy, về văn ban có Thương Thư, tả hữu Tham trị, tả hữu gián nghị đại phu, trung thư thị lang, bộ thị lang. Về võ ban có đô thống, nguyên súy, tổng quản khu mật sứ, khu mật tả hữu sử, kim ngô thượng tướng, đại tướng, đô tướng, chư vệ tướng quân v.v... Ở các châu quận, văn thì có tri phủ, tri châu; võ thì có chư lộ trấn, lộ quan.
Bấy giờ dưới sự chỉ huy quân đội của thái sư Lý Thường Kiệt, thiên hạ vô sự, Thái hậu Ỷ Lan đi khắp các nơi để xây chùa chiền.
Nối nhau gìn giữ ngai vàng
Tôn sùng đạo Phật vẽ nàng thần tiên
Trùng tu xây lắm đền chùa
Định phân một hướng cả phường ghi tên
Phật giáo dưới thời Nhân Tông tiếp tục được phát triển cực thịnh, ông ban cho họ quyền hành như việc phong nhà sư Khô Đầu làm Quốc sư, tuy nhiên chỉ giới hạn trong việc gợi ý giúp hoàng đế trong việc kiện tụng, việc quốc gia đại sự. Phân định các chùa trong nước ra làm 3 hạng: đại, trung và tiểu danh lam, cho quan văn chức cao kiêm làm đề cử. Bấy giờ trong nhà chùa có điền nô và kho chứa đồ vật, cho nên đặt ra chức ấy
Nối nhau gìn giữ ngai vàng
Tôn sùng đạo Phật vẽ nàng thần tiên
Trùng tu xây lắm đền chùa
Định phân một hướng cả phường ghi tên
Mùa thu, tháng 9 năm 1105, Nhân Tông làm thêm hai ngọn tháp chỏm trắng ở chùa Diên Hựu, tức Chùa Một Cột có tên chữ là Diên Hựu là (phúc lành dài lâu) được xây dựng vào năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. "Tương truyền khi ấy vua Lý Thái Tông đã cao tuổi mà chưa có con trai nên nhà vua thường đến các chùa để cầu tự. Một đêm ông chiêm bao thấy Đức Phật Quan Âm hiện lên đài hoa sen ở một hồ nước hình vuông phía tây thành Thăng Long, tay bế đứa con trai trao cho nhà vua, ít lâu sau hoàng hậu sinh con trai. Nhà vua cho dựng chùa Một Cột có dáng dấp như đã thấy trong giấc mơ để thờ Phật Quan Âm". cùng lúc ấy xây ba ngọn tháp chỏm đá ở chùa Lãm Sơn, xưa thuộc xã Lãm Sơn Trung(nay là xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Sửa lại chùa Diên Hựu đẹp hơn cũ, đào hồ Liên Hoa Đài, gọi là hồ Linh Chiểu. Ngoài hồ có hành lang chạm vẽ chạy chung quanh, ngoài hành lang lại đào hồ gọi là hồ Bích Trì, đều có cầu vồng bắc để đi qua. Trước sân chùa xây một bảo tháp, hàng tháng cứ ngày rằm, mồng một và mùa hạ, tức ngày mồng 8 tháng 4, xa giá ngự đến, đặt lễ cầu phúc, bày nghi thức tắm Phật, hàng năm lấy làm thường lệ..
Đất nước thái bình, Hoàng đế tuổi đã cao mà vẫn không có con trai để nối dõi, cho dù trong cung có đến hàng nghìn cung tần mỹ nữ và Hoàng hậu, Hoàng phi. (Dân gian đồn đại rằng, do Thái hậu Lê Nguyên phi Ỷ Lan làm việc thất đức lớn nên đây là quả báo). Thái hậu cũng nhiều lần xây chùa chiền cốt là để tạo ơn đức, cầu siêu lỗi lầm và cũng cầu tự cho Nhân Tông để có con trai nhưng mọi sự vẫn không như mong đợi.
Tháng 10 năm 1117, Thái hậu từ trần rồi mà Nhân Tông vẫn không có hi vọng về huyết mạch duy trì nối dõi, bèn viết chiếu ban ra (trong hoàng tộc), nói rằng: Trẫm cai trị muôn dân lâu mà không có con nối dõi, ngôi báu của thiên hạ biết truyền cho ai? Vậy nên trẫm nuôi con trai của các công hầu: Sùng Hiền, Thành Khánh, Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng, rồi chọn người nào giỏi thì lập làm Thái tử. Bấy giờ con trai của Lý Sùng Hiền hầu(Thái thượng hoàng) là Lý Dương Hoán vừa mới lên 2 tuổi, nhưng thông minh lanh lợi, Nhân Tông rất yêu mến đã lập làm Hoàng thái tử.
Ngày Đinh Mão tức 15 tháng 1 năm 1128, Hoàng đế băng hà ở điện Vĩnh Quang, ở ngôi 56 năm, thọ 63 tuổi. Miếu hiệu là Nhân Tông, thụy hiệu là Hiếu Thiên Thể Đạo Thánh Văn Thần Vũ Sùng Nhân Ý Nghĩa Hiếu Từ Thuần Thành Minh Hiếu Hoàng Đế.
Thần Tông hoàng đế nối ngôi là vị hoàng đế thứ 5 nhà Lý, tên thật là Lý Dương Hoán, sinh vào tháng 6 năm Bính Thân tức năm 1116, là con trai của Lý Sùng Hiền hầu, em trai của Nhân Tông hoàng đế, là cháu gọi Nhân Tông bằng bác.
Nội vũ vệ Lê Bá Ngọc tuyên đọc chiếu chỉ và giúp Hoàng đế nhỏ tuổi trị quốc, cùng với các đại thần: Dương Anh Nhĩ, Mâu Du Đô. Thái tử Lý Dương Hoán lên nối ngôi, tức là Thần Tông Nhân Hiếu hoàng đế.
Thần Tông hoàng đế nối ngôi là vị hoàng đế thứ 5 nhà Lý, tên thật là Lý Dương Hoán, sinh vào tháng 6 năm Bính Thân tức năm 1116, là con trai của Lý Sùng Hiền hầu, em trai của Nhân Tông hoàng đế, là cháu gọi Nhân Tông bằng bác.
Nội vũ vệ Lê Bá Ngọc tuyên đọc chiếu chỉ và giúp Hoàng đế nhỏ tuổi trị quốc, cùng với các đại thần: Dương Anh Nhĩ, Mâu Du Đô. Thái tử Lý Dương Hoán lên nối ngôi, tức là Thần Tông Nhân Hiếu hoàng đế.
Giai thoại dân gian coi Thần Tông hoàng đế là hậu thân của thiền sư Từ Đạo Hạnh, một vị thánh sư nổi tiếng đương thời. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư, quyển III ghi lại việc Từ Đạo Hạnh thoát xác tại chùa núi Thạch Thất năm 1116, ngay trước khi Thần Tông hoàng đế ra đời. Người xưa cho rằng, vì Nhân Tông hoàng đế không có con nên Từ Đạo Hạnh đầu thai làm con trai Lý Sùng Hiền hầu để duy trì sự nghiệp của nhà Lý, trở thành một giai thoại nổi tiếng mang đầy tính chất kỳ ảo của lịch sử Việt Nam.
Năm 1127, tháng chạp, Nhân Tông hoàng đế băng hà, Hoàng thái tử lên ngôi trước linh cữu. Hạ lệnh cho Vũ vệ Lê Bá Ngọc là (thái úy, phong tước hầu) truyền bảo quân hầu và các quan văn võ lui ra ngoài cửa Đại Hưng, sai các người giữ thành đóng cửa canh phòng cẩn mật, không cho ai ra vào. Lại sai cấm quân cầm binh khí đứng ở dưới điện Thiên An, rồi cho lệnh mở cửa nách bên hữu, gọi các quan vào long trì sai Lê Bá Ngọc truyền bảo các vương hầu và các quan văn võ rằng: "Không may tiên đế lìa bỏ bầy tôi, ngôi trời không thể bỏ không lâu ngày. Ta còn ít tuổi, cố gượng nối ngôi, các khanh nên bền mãi một lòng, giúp đỡ Thiên tử, không những để không phụ lòng tiên đế chú ý trông mong mà còn để con cháu các khanh đời đời hưởng lộc vị".
Các quan đều lạy mừng và thương khóc. Sai nội nhân là Đỗ Thiện, xá nhân là Bồ Sùng đem việc ấy báo với Lý Sùng Hiền, xuống chiếu cho các hương ấp trong nước đều yên nghiệp như cũ, không được chứa giấu giặc cướp trốn tránh và những kẻ đánh nhau giết người trong nhà.
Tương truyền năm Thần Tông 23 tuổi năm 1138, bỗng nhiên hóa thành hổ, hoàng đế thấy ngứa ngáy khắp cả mình mẩy, càng gãi bao nhiêu thì lông càng mọc bấy nhiêu, ngồi xổm chụp người, cuồng loạn, gầm gừ đáng sợ. Triều đình phải làm cũi vàng nhốt Đế trong đó. Khi ấy, có đứa bé ở Chân Định (Nam Định) hát rằng:
- "Nước có Lý Thần Tông,
- Triều đình muôn việc thông.
- Muốn chữa bệnh thiên hạ,
- Cần được Nguyễn Minh Không".
Triều đình sai quan chỉ huy đi đón thiền sư Nguyễn Minh Không tên ( Nguyễn Chí Thành, sanh ngày 14 tháng 8 năm Bính Thìn (1076) tại làng Loại Trì, huyện Chân Định, tỉnh Nam Định) khi đến am, sư cười và bảo: "Đâu không phải là việc cứu cọp đó ư?". Quan chỉ huy hỏi: "Sao thầy sớm biết trước?". Sư bảo: "Ta đã biết việc này trước ba mươi năm".
Sư đến triều vào trong điện ngồi, lên tiếng bảo: "Bá quan đem cái đảnh dầu lại mau, trong đó để một trăm cây kim, và nấu cho sôi, đem cũi vua lại gần đó." Sư lấy tay mò trong đảnh lấy một trăm cây kim găm vào thân mình của vua, nói: "Quý là trời". Tự nhiên lông, móng, răng đều rụng hết, thân mình của vua hoàn phục như cũ. Vua tạ ơn sư Minh Không 1000 cân vàng và 1000 khoảnh ruộng để (hương hỏa cho chùa), ruộng này không có lấy thuế.
- [Năm 1136] Đế bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi. Nhà sư Minh Không chữa khỏi, phong làm quốc sư. Tha thuế dịch cho vài trăm hộ [ban cho Minh Không]. (Tục truyền khi nhà sư Từ Đạo Hạnh sắp trút xác, trong khi ốm đem thuốc niệm thần chú rồi giao cho học trò là Nguyễn Chí Thành tức Minh Không, dặn rằng 20 năm sau nếu thấy quốc vương bị bệnh lạ thì đến chữa ngay, có lẽ là việc này).
Sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục cũng chỉ ghi vắn tắt việc Lý Thần Tông "có tật chữa lâu không khỏi, sau nhờ nhà sư Minh Không chữa được".
Một hôm, Thần Tông mắc bệnh nằm liệt giường, người mọc lông lá như một con hổ. Phải nhờ đến Nhà Sư Nguyễn Minh Không cứu. Minh Không sai nấu 1 nồi thuốc, rồi nhúng tay vẩy lên người Thần Tông, sau đó, bỗng nhiên lông lá trôi đi hết. Thần Tông phong cho ông làm Quốc Sư và sai người xây một tòa nhà cạnh chùa Sùng Khánh(cạnh Hồ Gươm bây giờ)để làm nơi cho ông nghỉ ngơi và thuận việc lên kinh đô.
Nhưng ngày 31 tháng 10, 1138, Hoàng đế băng ở điện Vĩnh Quang, trị vì được 10 năm, thọ 23 tuổi. miếu hiệu là Thần Tông, thụy hiệu là Thuận Thiên Quảng Vận Khâm Minh Nhân Hiếu hoàng đế.
Trước lúc lâm chung, thiếp yêu quý của ông là Cảm Thánh phu nhân vì muốn lập con mình là Lý Thiên Tộ, làm Thái tử. Nhưng ông đã lập Lý Thiên Lộc, con của 1 cung nữ làm Thái tử. Phu nhân cùng em gái là Phụng Thánh phu nhân khóc lóc xin Thần Tông đổi ý, ông vì quá yêu mà chấp thuận, giáng Thiên Lộc làm Minh Đạo vương.
Qua đêm tư túc phân trần
Ngày dài tơ tưởng mơ màng đúng sai
Trị vì phải nhận lỗi sao
Quyết nhầm phán trượt thời sang sửa dần
Qua đêm tư túc phân trần
Ngày dài tơ tưởng mơ màng đúng sai
Trị vì phải nhận lỗi sao
Quyết nhầm phán trượt thời sang sửa dần
Hoàng đế Thần Tông qua đời, Thái tử Lý Thiên Tộ lên kế vị, tức Lý Anh Tông. Nhà Lý tiếp tục thời gian thịnh trị.
Lý Anh Tông lên ngôi là vị hoàng đế thứ 6 của nhà hậu Lý, tên thật là Lý Thiên Tộ sinh vào tháng 4 năm Bính Thìn 1136, tại kinh đô Thăng Long, là con trai thứ hai của Thần Tông Nhân Hiếu hoàng đế, mẹ là Linh Chiếu hoàng hậu Lê thị, con gái của Phụ Thiên đại vương, dòng dõi của Minh Càn Hiếu hoàng đế (Lê Hoàn). Anh trưởng của ông là Lý Thiên Lộc là con hầu thiếp nên không được lập làm người kế vị, bị phế làm Minh Đạo vương.
Nhưng lúc đó mẹ ông là Lê hoàng hậu đã dựa vào người đang nắm chức vụ cao là Đỗ Anh Vũ, em trai của Chiêu Hiến thái hậu, mẹ của hoàng đế Lý Thần Tông. Đỗ Anh Vũ đã loại hết các địch thủ của Thiên Tộ, nên Lý Thiên Tộ được đưa lên ngôi. Ngày 1 tháng 10 năm Mậu Ngọ tức (5 tháng 11 năm 1138), Hoàng thái tử Thiên Tộ lên ngôi ở trước linh cữu hoàng đế, bấy giờ mới lên 3 tuổi, tôn mẹ lên làm Hoàng thái hậu, Đỗ Anh Vũ làm Phụ Quốc Thái úy nhiếp chính, quyết đoán mọi việc.
Hoàng đế lên ngôi còn thơ ấu, Linh Chiến hoàng thái hậu cai quản việc quốc gia, nhân đó đã tư thông với Thái úy Đỗ Anh Vũ, phép tắc trong cung bị vấy bẩn. Nhưng Hoàng đế ngày đêm đều được Thái hậu chăm sóc, sự tình không hay biết gì cả. Năm 1150 tức năm Canh Ngọ, Anh Tông hoàng đế lên 14 tuổi. Khi bọn Điện tiền Vũ Cát Đái, Phò mã Dương Tự Minh bất bình, dấy quân làm loạn, trong triều lại chia năm xẻ bảy. May chăng mệnh trời còn xót thương, triều đình không có tai họa diệt vong.
Năm 1158 Thái úy Phụ quốc Đỗ Anh Vũ chết, Linh Chiếu hoàng thái hậu thôi việc nhiếp chính, quyền hành được trở về tay của Anh Tông, bắt đầu thời gian thân chính của ông, Hoàng đế biết trọng dụng người hiền tài, chế độ kỷ cương tiếp tục vững mạnh, thực là vị hoàng đế đáng khen của nhà Lý.
Nguyên hoàng tử Lý Long Xưởng là con trưởng, mẹ là chính cung Vũ Hoàng Hậu nên được lập làm Hoàng thái tử. Năm 1174, Long Xưởng phạm lỗi tư thông với phi tần trong cung, nên Anh Tông phế truất làm Bảo Quốc vương và lập người con thứ 6, mới lên 2 tuổi là Lý Long Cán, con của Thục phi Đỗ Thụy Châu, làm Thái tử kế nhiệm. Khi ốm nặng, Anh Tông quyết định uỷ thác con nhỏ cho Tô Hiến Thành. Ông phong Tô Hiến Thành làm Thái phó Bình chương quân quốc trọng sự, phong tước Vương, giúp đỡ Tự quân khi đăng cơ. Hoàng hậu khóc lóc xin lập lại con mình làm người kế nghiệp nhiều lần, nhưng Anh Tông không đổi ý, nói rằng:
Lý Anh Tông lên ngôi là vị hoàng đế thứ 6 của nhà hậu Lý, tên thật là Lý Thiên Tộ sinh vào tháng 4 năm Bính Thìn 1136, tại kinh đô Thăng Long, là con trai thứ hai của Thần Tông Nhân Hiếu hoàng đế, mẹ là Linh Chiếu hoàng hậu Lê thị, con gái của Phụ Thiên đại vương, dòng dõi của Minh Càn Hiếu hoàng đế (Lê Hoàn). Anh trưởng của ông là Lý Thiên Lộc là con hầu thiếp nên không được lập làm người kế vị, bị phế làm Minh Đạo vương.
Nhưng lúc đó mẹ ông là Lê hoàng hậu đã dựa vào người đang nắm chức vụ cao là Đỗ Anh Vũ, em trai của Chiêu Hiến thái hậu, mẹ của hoàng đế Lý Thần Tông. Đỗ Anh Vũ đã loại hết các địch thủ của Thiên Tộ, nên Lý Thiên Tộ được đưa lên ngôi. Ngày 1 tháng 10 năm Mậu Ngọ tức (5 tháng 11 năm 1138), Hoàng thái tử Thiên Tộ lên ngôi ở trước linh cữu hoàng đế, bấy giờ mới lên 3 tuổi, tôn mẹ lên làm Hoàng thái hậu, Đỗ Anh Vũ làm Phụ Quốc Thái úy nhiếp chính, quyết đoán mọi việc.
Hoàng đế lên ngôi còn thơ ấu, Linh Chiến hoàng thái hậu cai quản việc quốc gia, nhân đó đã tư thông với Thái úy Đỗ Anh Vũ, phép tắc trong cung bị vấy bẩn. Nhưng Hoàng đế ngày đêm đều được Thái hậu chăm sóc, sự tình không hay biết gì cả. Năm 1150 tức năm Canh Ngọ, Anh Tông hoàng đế lên 14 tuổi. Khi bọn Điện tiền Vũ Cát Đái, Phò mã Dương Tự Minh bất bình, dấy quân làm loạn, trong triều lại chia năm xẻ bảy. May chăng mệnh trời còn xót thương, triều đình không có tai họa diệt vong.
Năm 1158 Thái úy Phụ quốc Đỗ Anh Vũ chết, Linh Chiếu hoàng thái hậu thôi việc nhiếp chính, quyền hành được trở về tay của Anh Tông, bắt đầu thời gian thân chính của ông, Hoàng đế biết trọng dụng người hiền tài, chế độ kỷ cương tiếp tục vững mạnh, thực là vị hoàng đế đáng khen của nhà Lý.
Nguyên hoàng tử Lý Long Xưởng là con trưởng, mẹ là chính cung Vũ Hoàng Hậu nên được lập làm Hoàng thái tử. Năm 1174, Long Xưởng phạm lỗi tư thông với phi tần trong cung, nên Anh Tông phế truất làm Bảo Quốc vương và lập người con thứ 6, mới lên 2 tuổi là Lý Long Cán, con của Thục phi Đỗ Thụy Châu, làm Thái tử kế nhiệm. Khi ốm nặng, Anh Tông quyết định uỷ thác con nhỏ cho Tô Hiến Thành. Ông phong Tô Hiến Thành làm Thái phó Bình chương quân quốc trọng sự, phong tước Vương, giúp đỡ Tự quân khi đăng cơ. Hoàng hậu khóc lóc xin lập lại con mình làm người kế nghiệp nhiều lần, nhưng Anh Tông không đổi ý, nói rằng:
- Làm con mà không biết kính trọng đấng song thân (cha mẹ) thì làm sao làm ông vua yêu dân được?
Ngày Ất Tỵ, tháng 7 năm Ất Mùi tức 14 tháng 8 năm 1175, Hoàng đế băng hà, trị vì 37 năm, thọ 40 tuổi. miếu hiệu là Anh Tông, thụy hiệu là Thể Thiên Thuận Đạo Duệ Văn Thần Vũ Thuần Nhân Hiển Nghĩa Huy Mưu Thánh Trí Ngự Dân Dục Vật Quần Linh Phi Ứng Đại Minh Chí Hiếu Hoàng đế.
Trước khi mất, Anh Tông hoàng đế dặn lại Hoàng thái tử Long Cán:
"Nước ta non sông gấm vóc, người giỏi rất thiêng, châu ngọc quý báu, không gì không có. Nước khác không thể nào bì được. Hãy nên giữ gìn cẩn thận"
Thái tử Long Cán mới 2 tuổi lên nối ngôi, tức là hoàng đế Lý Cao Tông.
Sửa dần sửa mãi chẳng xong
Bàng hoàng sụp đổ trời ơi phũ phàng
Có phải tội lỗi trước không
Hay tại tín ngưỡng tư duy suy đồi
Cao Tông hoàng đế nối ngôi khi mới 3 tuổi là vị hoàng đế thứ 7 của nhà hậu Lý, sinh ngày 6 tháng 7 năm 1173, tên thật là Lý Long Trát hay Lý Long Cán, tại kinh đô Thăng Long, (Hà Nội, Việt Nam ngày nay). Ông là con trai thứ 6 của Anh Tông Chí Hiếu hoàng đế và Linh Đạo hoàng hậu Đỗ thị, cháu gái Thái úy Đỗ Anh Vũ.
Hoàng đế lên ngôi còn nhỏ tuổi, mọi việc lúc đầu đều có Thái úy Tô Hiến Thành chăm lo, lại giúp Hoàng đế giữ được ngôi báu, công rất lớn. Tuy nhiên, tấm lòng của Hiến Thành cũng không thể giúp triều hậu Lý có thêm một vị minh quân sáng suốt. Sau khi Tô Hiến Thành qua đời, ngoại thích của Đỗ thái hậu chuyên quyền, bản thân Cao Tông cũng bỏ bê chính sự, xây cất nhiều cung điện..
Năm 1175, Lý Anh Tông băng hà, Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập con mình là Bảo Quốc vương Lý Long Xưởng lên ngôi, bàn tính âm mưu phế truất. Nhưng nhờ Thái uý Tô Hiến Thành kiên quyết ngăn cản, ra tay trước nên kế hoạch bị phát giác, Long Xưởng bị đuổi ra khỏi cung, Chiêu Linh thái hậu bị giam lỏng. Lý Cao Tông vẫn được tôn phù ở ngôi báu.
Nhưng không lâu sau, Tô Hiến Thành đã tuổi già sức yếu, qua đời năm 1179. Trước khi mất, vì Cao Tông mới lên 7 tuổi nên Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá với Đỗ Thái hậu. Thái hậu dù khen hay nhưng cuối cùng không theo lời, lấy Đỗ An Di là em trai của bà làm phụ chính.
Người thân không biết kẻ thù chẳng hai
Bao nhiêu Ông thánh Bà thần
Đi đâu hết cả Nữ tôi nhượng quyền
Bàng hoàng sụp đổ trời ơi phũ phàng
Có phải tội lỗi trước không
Hay tại tín ngưỡng tư duy suy đồi
Cao Tông hoàng đế nối ngôi khi mới 3 tuổi là vị hoàng đế thứ 7 của nhà hậu Lý, sinh ngày 6 tháng 7 năm 1173, tên thật là Lý Long Trát hay Lý Long Cán, tại kinh đô Thăng Long, (Hà Nội, Việt Nam ngày nay). Ông là con trai thứ 6 của Anh Tông Chí Hiếu hoàng đế và Linh Đạo hoàng hậu Đỗ thị, cháu gái Thái úy Đỗ Anh Vũ.
Hoàng đế lên ngôi còn nhỏ tuổi, mọi việc lúc đầu đều có Thái úy Tô Hiến Thành chăm lo, lại giúp Hoàng đế giữ được ngôi báu, công rất lớn. Tuy nhiên, tấm lòng của Hiến Thành cũng không thể giúp triều hậu Lý có thêm một vị minh quân sáng suốt. Sau khi Tô Hiến Thành qua đời, ngoại thích của Đỗ thái hậu chuyên quyền, bản thân Cao Tông cũng bỏ bê chính sự, xây cất nhiều cung điện..
Năm 1175, Lý Anh Tông băng hà, Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập con mình là Bảo Quốc vương Lý Long Xưởng lên ngôi, bàn tính âm mưu phế truất. Nhưng nhờ Thái uý Tô Hiến Thành kiên quyết ngăn cản, ra tay trước nên kế hoạch bị phát giác, Long Xưởng bị đuổi ra khỏi cung, Chiêu Linh thái hậu bị giam lỏng. Lý Cao Tông vẫn được tôn phù ở ngôi báu.
Nhưng không lâu sau, Tô Hiến Thành đã tuổi già sức yếu, qua đời năm 1179. Trước khi mất, vì Cao Tông mới lên 7 tuổi nên Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá với Đỗ Thái hậu. Thái hậu dù khen hay nhưng cuối cùng không theo lời, lấy Đỗ An Di là em trai của bà làm phụ chính.
Năm 1181, thái tử cũ là Long Xưởng cầm đầu các gia thuộc nô lệ trộm cướp bừa bãi, muốn mưu làm loạn, bị Đỗ An Di bắt cả nhà và giết chết. Trong cung, Đỗ thái hậu dùng Lý Kính Tu làm Đế sư (thầy của vua), trong thì hầu việc giảng sách, ngoài thì dạy dân trung hiếu, từ đấy Chiêu Linh thái hậu không dám manh tâm mưu khác nữa.
Cao Tông tuy giữ được ngôi vua nhưng khi trưởng thành đã không trở thành minh quân của nhà Lý. Tới năm 1190, ông dùng em vợ là Đàm Dĩ Mông, em trai Đàm Nguyên phi vốn là người không có học làm thái phó nên việc triều chính càng suy sút.
Khi còn nhỏ, Cao Tông là người ngoan lành, song khi lớn lên bắt đầu trực tiếp cầm quyền trị nước lại sinh ra ham mê săn bắn, chính sự pháp luật không rõ ràng, vơ vét của dân xây nhiều cung điện, bắt trăm họ xây dựng phục dịch nên trộm cướp nổi lên khắp nơi, du hành khắp các nơi trong cả nước, đi đến đâu mà nghe có thần linh lại cho xây dựng đền miếu.
Năm 1197, Cao Tông cho dựng cung Nghênh Thiềm, đến năm 1203 lại tiếp tục cho xây dựng hàng loạt cung điện. Khi đang xây dở gác Kinh Thiên, có chim khách đến làm tổ, Cao Đường Long cho là điềm báo sắp có vương tộc mới thay thế triều Lý, bèn khuyên can vua:
Cuối thời Hậu duệ lê thêKhi còn nhỏ, Cao Tông là người ngoan lành, song khi lớn lên bắt đầu trực tiếp cầm quyền trị nước lại sinh ra ham mê săn bắn, chính sự pháp luật không rõ ràng, vơ vét của dân xây nhiều cung điện, bắt trăm họ xây dựng phục dịch nên trộm cướp nổi lên khắp nơi, du hành khắp các nơi trong cả nước, đi đến đâu mà nghe có thần linh lại cho xây dựng đền miếu.
Năm 1197, Cao Tông cho dựng cung Nghênh Thiềm, đến năm 1203 lại tiếp tục cho xây dựng hàng loạt cung điện. Khi đang xây dở gác Kinh Thiên, có chim khách đến làm tổ, Cao Đường Long cho là điềm báo sắp có vương tộc mới thay thế triều Lý, bèn khuyên can vua:
- Trước cốt sửa đức, sau hãy khởi công mới phải.
Nhưng vua lại nghe lời hoạn quan Phạm Bỉnh Di, càng cho xây gấp khiến trăm họ khốn khổ.
Đến năm 1208 đói kém, người chết đói hàng loạt. Trong lúc ấy thì vua vẫn rong chơi vô độ, xây đền đài không ngớt, nghe ngoài thành có trộm cướp thì lại lờ đi như không biết.
Do chính sự rối ren, lòng dân oán hận, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và ly khai của các hào trưởng địa phương nổ ra.
Gian thần Phạm Du nói với vua rằng:
- "Nay thiên hạ rối loạn, bọn gian tặc nổi lên khắp nơi... xin cho phép tôi được tuyển bọn trai tráng để tự đề phòng, mới mong khỏi lo tai họa".
Tháng 4 cùng năm, Phạm Bỉnh Di đánh tan quân Đoàn Thượng. Phạm Du ngầm sai người quay về kinh đút lót cho bọn quan lại trong triều, nói rằng Bỉnh Di tàn ác, giết hại người vô tội và kể lể tình oan, xin về kinh đợi tội. Cao Tông sai Trần Hinh triệu Phạm Du về kinh, và triệu cả Bỉnh Di về triều. Phạm Du về kinh trước hầu Cao Tông, được vua tin cẩn. Bỉnh Di đến kinh sau, vào triều phụng mệnh. Cao Tông sai bắt Bỉnh Di và con là Phạm Phụ giam ở Thủy Viên, kết làm tội phạm.
Bộ tướng của Phạm Bỉnh Di là Quách Bốc nghe tin đó, đem binh lính phá cửa Đại Thanh kéo vào nội điện để cứu chủ. Phạm Du cùng em là bọn Phạm Kinh giết Bỉnh Di và con của Bỉnh Di là Phạm Phụ rồi cùng Cao Tông chạy trốn.
Quách Bốc liền tôn hoàng tử nhỏ là Thầm lên làm vua. Cao Tông chạy về Tam Nông (Phú Thọ) nương nhờ nhà Hà Vạn, một thủ lĩnh miền thiểu số có thế lực. Thái tử Lý Hạo Sảm cùng mẹ là nguyên phi Đàm Thị và hai em gái chạy về Hải Ấp, Thái Bình dưới quyền cai quản của Trần Lý( là Họ Trần giàu có và có thế lực trong vùng, bên dưới có nhiều thuộc hạ).
Thái tử Sảm nương nhờ nhà Trần Lý, lấy con gái ông là Trần Thị Dung làm vợ, rồi phong cho Trần Lý tước Minh Tự, em vợ Trần Lý là Tô Trung Từ (cậu ruột) Trần Thị Dung, làm Điện tiền chỉ huy sứ. Hai người chiêu tập quân đội dưới danh nghĩa giúp thái tử Lý Sảm để đánh Quách Bốc.
Biết tin thái tử Hạo Sảm lập triều đình riêng và tự ý phong tước cho Trần Lý, Tô Trung Từ, Phạm Ngu... nên vua Lý Cao Tông ở Quy Hóa muốn đánh dẹp, sai Phạm Du đi để liên lạc với họ Đoàn là (Đoàn Thượng và Đoàn Văn Lôi) ở vùng Hồng. Nhưng Du lại ham sắc, tư thông với công chúa Lý Thiên Cực, để lỡ hẹn với họ Đoàn. Khi Du lên thuyền đi gặp họ Đoàn, tới Ma Lãng thì bị quân của hào trưởng Bắc Giang là Nguyễn Nậu và Nguyễn Nải đón bắt và giết chết.
Trần Lý và Trung Từ mang quân đánh về kinh thành dẹp Quách Bốc. Cuối năm 1209, loạn Quách Bốc bị dẹp, Trần Lý tử trận, Tô Trung Từ đón vua Cao Tông về cung. Phạm Du đã chết, thế lực Trung Từ mạnh nên vua Cao Tông buộc phải dựa vào Trung Từ để khôi phục lại thế lực cho mình và triều đình.
Ngày 28 Nhâm Ngọ, năm Canh Ngọ (tức 15 tháng 11 năm 1210), Cao Tông mất ở cung Thánh Thọ, ủy thác cho Đỗ Kính Tu việc triều đình. Cao Tông thọ 38 tuổi.
Thái tử Sảm lên ngôi, tức là Lý Huệ Tông. Tình hình trong nước ngày càng rối ren hơn.
Lý Huệ Tông lên ngôi là vị hoàng đế thứ 8 của nhà hậu Lý, tên thật là Lý Sảm hay Lý Hạo Sảm, là con trai thứ 3 của Cao Tông Quang hiếu hoàng đế, mẹ là An Toàn hoàng hậu Đàm thị, con gái của Đại tướng quân Đàm Thì Phụng, có người chú trong họ là Đàm Dĩ Mông đang làm tướng trong triều. Ông sinh vào tháng 7 năm Giáp Dần tức năm 1194. Ngoài ra, ông còn có 2 người em gái cùng mẹ, nhưng không rõ tên hiệu là gì.
Tháng 10 năm 1210, Cao Tông hoàng đế băng hà, Thái tử Sảm nối ngôi, tức là Lý Huệ Tông. Đàm hoàng hậu trở thành Hoàng thái hậu, cùng Huệ Tông nghe chính sự, đại thần Đỗ Kính Tu được phong làm Thái úy phụ chính, điều hành triều đình.
Tháng 10 năm 1210, Cao Tông hoàng đế băng hà, Thái tử Sảm nối ngôi, tức là Lý Huệ Tông. Đàm hoàng hậu trở thành Hoàng thái hậu, cùng Huệ Tông nghe chính sự, đại thần Đỗ Kính Tu được phong làm Thái úy phụ chính, điều hành triều đình.
Sau khi lên ngôi, Huệ Tông liền sai sai Phạm Bố và Tô Trung Từ đón Trần Thị Dung vào cung, nhưng Trung Từ lúc đó đang tranh giành thế lực với Đỗ Kính Tu nên không cho.
Lý Huệ Tông sinh vào thời nhà Lý đã quá suy yếu, uy quyền của triều đình không đủ để khuất phục phiên trấn, và điều hành được chính sự dẫn đến loạn lạc khắp nơi, và chính bản thân cũng phải mỗi nơi lại tự gây dựng thế lực cho mình thành ra đất nước bị chia rẽ. Bên cạnh đó, việc không quyết đoán được trọng dụng ai, loại bỏ ai khiến tình hình càng loạn lạc.
Hoàng đế lại quá chung tình, tuy đối đầu với Trần Tự Khánh mà vẫn thương yêu Trần Thị Dung, không những thế khi đó trong triều, Đàm Thái hậu ngày ngày muốn giết Trần Thị Dung, nói là bè đảng của giặc rồi sai người bỏ thuốc độc bắt phu nhân phải chết. Huệ Tông ngăn lại không cho, Đàm Thái hậu bỏ thuốc độc vào món ăn uống của phu nhân. Mỗi bữa ăn Huệ Tông lại phải chia cho phu nhân một nửa phần của mình và không lúc nào cho rời bên cạnh.
Trong tình thế loạn lạc hoang mang, lúc thì nghe họ Đàm chống lại họ Trần, lúc lại dựa vào Nguyện Nộn, là một sứ quân nổi dậy chống lại triều đình. Ngả theo họ Đoàn rồi lại quay về với Trần, ban đêm bỏ trốn phải nghỉ lại ở nhà tướng quân Lê Mịch ở huyện Yên Duyên, đợi gặp tướng của Trần Tự Khánh là Vương Lê đem binh thuyền đến đón.
Trần Tự Khánh đón được Huệ Tông, phế Nguyên vương mà mình từng đưa lên ngôi xuống làm Huệ Văn vương. Tháng 12 năm 1216, Thuận Trinh phu nhân được phong làm Hoàng hậu. Từ lúc đó, anh em, thân thuộc họ Trần chiếm hết các chức văn võ quan trọng trong triều. Tự Khánh làm Phụ chính thái uý, Trần Thừa làm Nội thị phán thủ. Trần Thừa cho đúc vũ khí, dần dần chấn chỉnh lại quân đội. Huệ Tông lại bị trúng phong, đau yếu luôn, không đi đâu được, lại không sinh được hoàng tử, chỉ có toàn công chúa.
Tháng 3 năm Đinh Sửu (1217), vua phát điên, nhiều lúc tự xưng là Thiên tướng giáng trần, tay cầm giáo và mộc, cắm cờ nhỏ vào búi tóc, và múa hát:
Hoàng đế lại quá chung tình, tuy đối đầu với Trần Tự Khánh mà vẫn thương yêu Trần Thị Dung, không những thế khi đó trong triều, Đàm Thái hậu ngày ngày muốn giết Trần Thị Dung, nói là bè đảng của giặc rồi sai người bỏ thuốc độc bắt phu nhân phải chết. Huệ Tông ngăn lại không cho, Đàm Thái hậu bỏ thuốc độc vào món ăn uống của phu nhân. Mỗi bữa ăn Huệ Tông lại phải chia cho phu nhân một nửa phần của mình và không lúc nào cho rời bên cạnh.
Trong tình thế loạn lạc hoang mang, lúc thì nghe họ Đàm chống lại họ Trần, lúc lại dựa vào Nguyện Nộn, là một sứ quân nổi dậy chống lại triều đình. Ngả theo họ Đoàn rồi lại quay về với Trần, ban đêm bỏ trốn phải nghỉ lại ở nhà tướng quân Lê Mịch ở huyện Yên Duyên, đợi gặp tướng của Trần Tự Khánh là Vương Lê đem binh thuyền đến đón.
Trần Tự Khánh đón được Huệ Tông, phế Nguyên vương mà mình từng đưa lên ngôi xuống làm Huệ Văn vương. Tháng 12 năm 1216, Thuận Trinh phu nhân được phong làm Hoàng hậu. Từ lúc đó, anh em, thân thuộc họ Trần chiếm hết các chức văn võ quan trọng trong triều. Tự Khánh làm Phụ chính thái uý, Trần Thừa làm Nội thị phán thủ. Trần Thừa cho đúc vũ khí, dần dần chấn chỉnh lại quân đội. Huệ Tông lại bị trúng phong, đau yếu luôn, không đi đâu được, lại không sinh được hoàng tử, chỉ có toàn công chúa.
Tháng 3 năm Đinh Sửu (1217), vua phát điên, nhiều lúc tự xưng là Thiên tướng giáng trần, tay cầm giáo và mộc, cắm cờ nhỏ vào búi tóc, và múa hát:
-
-
- "Ta đây là tướng nhà trời,
- Hôm nay giáng thế cho người sợ oai."
-
Từ sớm đến chiều không nghỉ, khi múa xong thì đổ mồ hôi, nóng bức khát nước, uống rượu ngủ li bì đến hôm sau mới tỉnh. giao phó cả cho Trần Tự Khánh. ra tay đánh dẹp các lực lượng cát cứ của Đỗ Bị, Lý Bát, Hà Cao. Đoàn Thượng.. thế lực họ Trần mạnh, mọi cát cứ tạm quy hàng triều đình, được phong tước Vương và vẫn giữ vùng Hồng châu.
Năm 1224, bệnh vua càng nặng hơn. Vua đem chia cả nước làm 24 lộ, chia cho các công chúa, và phong Trần Thủ Độ làm Điện tiền chỉ huy sứ. Đến tháng 10, dưới sức ép của Trần Thủ Độ, ông chính thức nhường ngôi lại cho con gái là công chúa Chiêu Thánh mới lên 8 tuổi, tức Lý Chiêu Hoàng và Công chúa được gả cho Trần Bồ sau đổi là Trần Cảnh, con Trần Thừa ông được tôn lên làm Thượng Hoàng. Ông làm Thái thượng hoàng và đi tu ở Chùa Chân Giáo thuộc dãy chùa trong Hoàng cung, lấy pháp danh là Huệ Quang đại sư.
Không lâu sau, Trần Thủ Độ sắp đặt Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, lên ngôi tức là Trần Thái Tông. Nhà Lý mất hết quyền hành về tay nhà Trần từ đó (1225).
Sau khi lên Chùa làm sư, Huệ Tông vẫn thường đi dạo chơi trong kinh thành. Một hôm đi qua chơi chợ Đông, dân chúng nhận ra, xúm lại xem, có người còn khóc thương.
Năm 1226, Trần Thủ Độ sợ lòng dân nhớ vua cũ, tìm cách giết chết ông. Một lần Thủ Độ thấy Huệ Tông nhổ cỏ ở vườn, Thủ Độ nói:
- Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ sâu.
Huệ Tông nói:
- Điều ngươi nói, ta hiểu rồi.
Sau đó, ông tự tử ở sau vườn, trước khi chết còn khấn:
- Thiên hạ nhà ta đã vào tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi thác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế.
Lý Huệ Tông mất ngày mồng 10 tháng 8 năm Bính Tuất (tức 3 tháng 9 năm 1126), thọ 33 tuổi, làm vua 14 năm, đi tu 2 năm. Thủ Độ cho hỏa táng xác ông, chứa xương vào tháp chùa Bảo Quang, tôn miếu hiệu là Huệ Tông.
Người thân không biết kẻ thù chẳng hai
Bao nhiêu Ông thánh Bà thần
Đi đâu hết cả Nữ tôi nhượng quyền
Đền Đô - Đền Lý Bát đế Đình Bảng Từ Sơn Bắc Ninh
Đền Lý Bát Đế, còn gọi là Đền Đô hoặc Cổ Pháp điện là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý. Đền Lý Bát Đế đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 25 tháng 1 năm 1991. Năm 2015, nơi đây cùng với khu lăng mộ các Vua nhà Lý đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Đền Lý Bát Đế thuộc xóm Thượng, làng (xã) Đình Bảng (nay là phường Đình Bảng), thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền nằm cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc, thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) nên còn gọi là đền Cổ Pháp.
Đền thờ tám vị vua nhà Lý, đó là:
- Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028);
- Lý Thái Tông (1028-1054);
- Lý Thánh Tông (1054-1072);
- Lý Nhân Tông (1072-1128);
- Lý Thần Tông (1128-1138);
- Lý Anh Tông (1138-1175);
- Lý Cao Tông (1175-1210) và
- Lý Huệ Tông (1210-1224).
Đền Lý Bát Đế được khởi công xây dựng từ ngày 3 tháng Ba năm Canh Ngọ 1030 bởi Lý Thái Tông khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cha. Sau này, đền được nhiều lần trung tu và mở rộng. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm thứ hai niên hiệu Hoàng Định của vua Lê Kính Tông (tức năm 1602), khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý.
Trong thời kỳ kháng chiến chống pháp, quân Pháp đã phá hủy nhiều di sản văn hóa ở Cổ Pháp. Năm 1952, quân Pháp dội bom, phá hủy hoàn toàn đền. Đến năm 1989, đền đã được khởi công xây dựng lại, theo đúng hình dáng và kiến trúc mà các nhà nghiên cứu lịch sử đã phác thảo, căn cứ vào dấu tích còn lại và các tài liệu lưu trữ.
___________DS & CN_____10 /08 2015_____Trương văn Khẩn____________
___________DS & CN_____10 /08 2015_____Trương văn Khẩn____________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét