Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

MẠC ĐĂNG DUNG


Nhà Mạc hay Mạc triều là một triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Mạc Đăng Dung, đánh dẹp được các bè phái trong cung đình, Vua Quỷ Vua Lợn ớn hèn, đã ép vua Lê Cung Hoàng nhà hậu Lê là vị hoàng đế cuối cùng của thời Lê Sơ phải nhường ngôi ngày 15 tháng 6 năm 1527 và chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp bị quân đội Lê-Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huy đánh bại vào cuối nă 1592 – tổng cộng thời gian tồn tại chính thức của triều đại là gần 66 năm. Một thời gian, với một triều đại nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Việt Nam và Đất nước bị chia cắt dài lâu.
Tuy nhiên, giai đoạn sau đó hậu duệ nhà Mạc như Mạc Kính CungMạc Kính KhoanMạc Kính Vũ vẫn còn tiếp tục chống lại nhà hậu Lê thời kỳ Lê Trung Hưng đến tận năm 1677 tại khu vực Cao Bằng.
Thời kỳ 1527-1592 trong lịch sử Việt Nam còn được gọi là thời kỳ Nam-Bắc triều, do chính quyền nhà Mạc chỉ thực sự có quyền lực từ địa phận Ninh Bình ngày nay trở ra, còn từ Thanh Hóa trở vào là nguyên thế lực danh nghĩa gây dựng lại nhà Lê từ năm 1533 đến 1789.
Sau khi nhà Mạc nắm quyền, đã có một số hoạt động chống đối lại, như cầu viện nhà Minh hoặc nổi dậy nhưng đều không thành, Chỉ đến khi nhà hậu Lê tái lập thì chiến tranh quy mô mới thực sự bắt đầu.


Mạc Thái Tổ tên thật là Mạc Đăng Dung, sinh giờ ngọ, ngày 23 tháng 11, năm Quý Mão (1483). Ông là người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay là huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng), Ông là vị hoàng đế đầu tiên sáng lập ra Triều đại nhà Mạc trong lịch sử Việt NamGiai đoạn này người sau gọi là thời kỳ Lê-Mạc phân tranh hay thời kỳ Nam-Bắc triều của Đại Việt.
Ông dựng lên nhà Mạc không những phải lo khôi phục sơn hà xã tắc đã suy kiệt từ cuối thời kỳ Lê sơ mà còn phải chống chọi lại với phản ứng rất mãnh liệt của phần lớn các cựu thần nhà Hậu Lê với tư tưởng trung quân của Nho Giáo. như Việt sử thông giám Cương mục có viết Đăng Dung sợ lòng người tưởng nhớ nhà Lê cũ, sinh ra biến cố, nên làm việc đều noi theo chế độ triều Lê, do vậy các sửa đổi của ông về mọi quy chế trong nước là không nhiều, cơ bản quy chế và chế độ nhà hậu Lê.

Mạc Đăng Dung hồi nhỏ làm nghề đánh cá, lớn lên có sức khỏe, ông thi đỗ lực sĩ xuất thân, được sung vào quân túc vệ của nhà hậu Lê trong thời Lê Uy Mục,vị hoàng đế thứ 8 của nhà Lê Sơ.
Năm 1508, Đoan Khánh năm thứ 4, vua Lê Uy Mục giao cho ông làm Thiên vũ vệ đô chỉ huy sứ ty đô chỉ huy sứ. Năm 1511, Hồng Thuận năm thứ 3, vua Lê Tương Dực, vị hoàng đế thứ 9 nhà Lê Sơ thăng ông làm Đô chỉ huy sứ tước Vũ Xuyên bá.
Trong giai đoạn triều nhà Lê suy yếu, các tướng chia bè phái đánh lẫn nhau, bên ngoài nông dân nổi dậy khởi nghĩa, trong triều thế lực mạnh nhất là lực lượng Trần Cảo. Trần Cảo đánh chiếm kinh thành Thăng Long, các tướng gác mâu thuẫn cùng đánh dẹp. Đến khi Trần Cảo rút đi, các tướng lại tiếp tục chia bè tranh giành. Nguyễn Hoằng Dụ (con Nguyễn Văn Lang) đánh nhau với Trịnh tuy. Tuy thua chạy về Tây Đô (Thanh Hóa). Trần Chân về phe với Trịnh Tuy đánh đuổi Hoằng Dụ, nắm lấy quyền trong triều.
Mạc Đăng Dung thấy uy quyền của Trần Chân lớn lên ông đã kết thông gia với Chân, dùng con trai cả mình là Mạc Đăng Doanh, cưới con gái của Trần Chân. 
Năm 1518, Lê Chiêu Tông nghe lời gièm pha, sợ quy quyền của Trần Chân nên sai người giết Trần Chân. Thủ hạ của Trần Chân là Nguyễn Kính nổi loạn. Bấy giờ Đăng Dung đang trấn thủ Hải Dương. Lê Chiêu Tông, triệu Mạc Đăng Dung và Nguyễn Hoằng Dụ về cứu giá. Hoằng Dụ đánh bị thua chạy về Thanh Hóa rồi chết, nhân đó Mạc Đăng Dung một mình cầm quân dẹp loạn mà nắm hết quyền binh trong triều đình.
Năm 1521, Mạc Đăng Dung chiêu hàng được Nguyễn Kính, dẹp được Trần Cung(con Trần Cảo), quyền hành thế lực mạnh lấn át cả Lê Chiêu Tông. Chiêu Tông sợ chạy ra ngoài gọi quân Cần vương trợ giúp. Mạc Đăng Dung lập em của Chiêu Tông là Lê Xuân tức là Lê Cung Hoàng lên ngôi, tuyên bố phế truất Lê Chiêu Tông.
Vua Chiêu Tông được các tướng Hà Phi Chuẩn, Đàm Thận Huy, Lê Đình Tú về cứu, đã gây dựng được thân thế rất lớn. Nhưng sau đó Trịnh TuyThanh Hóa ra cần vương, các tướng bất hòa. Trịnh Tuy tranh công mang Chiêu Tông vào Thanh Hóa, ra lệnh các đạo bãi binh, từ đó các tướng không theo Chiêu Tông nữa.
Năm 1523, Mạc Đăng Dung nhân lúc phe Chiêu Tông yếu thế, điều quân đánh Thanh Hóa. Năm 1524, Trịnh Tuy thua trận bỏ chạy rồi chết. Năm 1525 Đăng Dung được phong làm Bình chương quân quốc trọng sự thái phó Nhân quốc công. Năm 1526 Mạc Đăng Dung bắt được Chiêu Tông mang về Thăng Long và giết chết.
Năm 1527, ông được phong làm An Hưng Vương. Các đối thủ đều bị dẹp yên, không còn ai ngăn trở, tháng 6 năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất Cung Hoàng lên ngôi, lập ra nhà Mạc. Chiếu nhường ngôi của Lê Cung Hoàng cho Mạc Đăng Dung soạn có đoạn viết: 
"Từ cuối đời Hồng Thuận gặp lúc Quốc gia nhiều nạn, Trịnh trung lập kẻ nghịch lên ngôi, lòng người lìa tan, trời cũng không giúp, lúc ấy thiên hạ đã không phải của nhà Lê vậy. Ta (Cung đế) bạc đức nối ngôi không thể gánh nổi, mệnh trời và lòng người hướng về người có đức. Vậy nay Thái Sư An Hưng Vương Mạc Đăng Dung là người trí đức, tư chất thông minh, đủ tài văn võ, bên ngoài đánh dẹp, bốn phương đều phục, bên trong trị nước thiên hạ yên vui, công đức rất lớn lao, trời người đều qui phục, nay theo lẽ phải nhường ngôi cho..."
Mạc Đăng Dung lên làm vua ngày 15 tháng 6 âm lịch năm 1527 đến hết năm 1529 với niên hiệu Minh Đức. Sau đó, học theo nhà Trần, nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh tức Mạc Thái Tông, ông lui về làm Thái thượng hoàng vẫn nắm mọi quyền hành và chính sự trong cung.
Nhà Hậu Lê suy thoái, triều chính rối ren đánh giết lẫn nhau, các vua quỷ như: Lê Uy Mục đế, vua lợn như: Lê Tương Dực đế và Chiêu Tông đều không đủ năng lực cầm quyền, các quyền thần họ Trịnh, họ Nguyễn đều chứa chấp mưu đồ riêng, nông dân nổi dậy khởi nghĩa. Mạc Đăng Dung đã xuất hiện trong bối cảnh đó và chỉ trong chưa đầy 10 năm ông đã dẹp yên tình hình nước Đại Việt. Việc nhà Mạc thay thế một nhà Hậu Lê không còn đủ năng lực và bị thiên hạ chán ghét là tất yếu của lịch sử. Nếu dòng họ Mạc không nổi dậy thì các dòng họ thế tộc khác cũng làm điều tương tự trong bối cảnh lúc đó. Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng sự thay thế nhà Lê của Mạc Đăng Dung là "hợp với đời và đạo".

Cũng theo Toàn thư:
[năm] 1540...tháng 11, Mạc Đăng Dung... qua trấn Nam Quan... phủ phục trước mạc phủ của quân Minh quỳ gối, cúi đầu dâng tờ biểu đầu hàng, nộp hết sổ sách về đất đai, quân dân và quan chức cả nước...dâng các động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, An Lương, La Phù của châu Vĩnh An trấn Yên Quảng, xin cho nội thuộc vào Khâm Châu... Lại sai bọn...mang biểu đầu hàng sang Yên Kinh (Bắc Kinh - Trung Quốc)(Sử ký) nhưng về việc này có mâu thuẫn với sách Khâm Châu chí của nhà Thanh và Quảng Yên sách.
Về sự việc cắt đất này, còn có nhiều ý kiến khác nhau. Việc cắt đất bị nhiều sử gia về sau lên án gay gắt, nhưng cũng có ý kiến cho rằng ông làm thế là khôn khéo nhất, vì cùng một lúc không thể chia sẻ lực lượng ra để chống lại hai thế lực: nhà Minh ở phía bắc, liên minh Lê - Nguyễn ở phía nam.


Cổng tây môn di tích nhà Mạc - Tuyên Quang

Từ thời Mạc, đình làng được dùng làm nơi sinh hoạt cộng đồng làng xã. Hai ngôi đình nổi tiếng nhất thời kỳ này là đình Đông Lỗ(Ứng Hòa - Hà Nội) và đình Tây Đằng(Ba Vì - Hà Tây cũ). Nghệ thuật kiến trúc và trang trí thời Mạc được đánh giá là đã tạo một bước ngoặt lớn trong lịch sử về nghệ thuật của Việt Nam. Văn học nhà Mạc chia làm 3 thể loại chính:
Hiến chươngtiêu biểu là Giáp Hải (tác phẩm Ứng đáp bang giao)
Thơ ca: tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nhậm Đại, Nguyễn Giản Thanh, Phạm Thiện, Hoàng Sĩ Khải, Nguyễn Hàng. Thể loại thơ vịnh thời Mạc khá phát triển với những chủ đề mới, thay cho thể loại ca tụng triều đình phổ biến dưới triều Lê Thánh Tông là mảng thơ phú điền viên, ẩn dật với thiên nhiên.
Truyện kí: tiêu biểu là Dương Văn An(tác phẩm Ô châu cận lục) và Nguyễn Dữ (tác phẩm Truyền kỳ mạn lục).
Về tín ngưỡng tôn giáo: Nhà Mạc vẫn theo pháp độ cũ của nhà Lê từ hệ tư tưởng đến mô hình thiết chế nhà nước, lấy Tống nho làm tư tưởng cai trị chính, tuy nhiên không hạn chế các tôn giáo khác như đạo Phật, đạo Giáo như nhà Lê Sơ. Các quan lại và người trong hoàng tộc nhà Mạc đã cúng tiến nhiều đất cho nhà chùa và xây cất, tu bổ nhiều chùa.
Việc truyền đạo Thiên chúa vào Đại Việt bắt đầu được xúc tiến từ năm 1533 thời Mạc Hiến Tông nhưng chưa thu được kết quả. Năm 1581 thời Mạc mậu Hợp, các nhà truyền giáo lại đến, nhưng vì ngôn ngữ bất đồng nên cuối cùng giáo đoàn phải trở về Ma Cao.
Cho dù vậy Mạc Đăng Dung vẫn là một trong những nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất trong Lịch sử Việt Nam. Bởi trước khi ông lên ngôi hầu hết việc đánh dẹp là ổn định, sau lòng dân cũng theo, nhưng chính dưới triều đại của ông về sau lại gây ra nhiều thế lực và chia rẽ đất nước dài lâu nhất. Những nhân vật kiểu như Mạc Đăng Dung (hay Trần Thủ Độ và Hồ Quý Ly thường xuất hiện trong lịch sử Trung Hoa hơn là Việt Nam. Sử sách triều Lê-Trịnh và triều Nguyễn vốn là đối nghịch với nhà Mạc nên sau này luôn lên án Mạc Đăng Dung là "thoán nghịch" hay "nghịch thần" đồng thời coi nhà Mạc là "ngụy triều" nhưng cũng phải ghi lại một thực tế hoàn cảnh lịch sử khi Mạc Đăng Dung sau khi đã phụng sự 5 đời vua Lê vốn đã suy tàn của nhà Lê Sơ với những tên như:" Vua Quỷ, vua lợn", bên cạnh đó còn các thế lực tranh giành, chiến tranh liên miên... Nên khi Mạc Đăng Dung lên ngôi là "bấy giờ thần dân trong nước đều theo Mạc Đăng Dung mà đến đón vào kinh sư", trong Đại Việt sử ký toàn thư, trang 118 viết hay "lúc này thần dân phần nhiều xu hướng về Mạc Đăng Dung hơn, đều ra đón về kinh đô", cũng trong Đại Việt thông sử, trang 264. 
Nhưng dù có khen chê hay định đoạt công tội của Mạc Đăng Dung thì người ta cũng phải thừa nhận ông là một người có tài thao lược, trí dũng hơn người (chỉ trong khoảng 10 năm đã dẹp yên hầu hết các cuộc nổi loạn của nhiều phe phái, thế lực cát cứ khắp nước), là một anh hùng lập thân trong thời đại loạn lạc, xuất thân hàn vi từ tay không mà dựng nên đế nghiệp, là người có sức thu phục nhân tâm lớn, đại bộ phận lòng dân trong nước, chiêu nạp dưới trướng nhiều tướng lĩnh có tài và trung thành như:  Nguyễn Kính, Vũ Hộ, Phạm Tử Nghi...)  là người dám hy sinh cả danh dự cá nhân vì đại cục quốc gia (đây là hành động thường thấy trong lịch sử Trung Quốc nhiều thời kỳ, nhưng ở Việt Nam gần như không thấy gặp trong lịch sử ở những thời điểm then chốt của cục diện).
Dưới thời triều của ông, do thời gian làm vua rất ngắn, không để lại nhiều dấu ấn gì ngoài một số việc như: cho đúc tiền Thông Bảo, truy tôn Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi là Kiến Thủy Khâm Ninh Văn Hoàng Đế, là Tổ tiên của mình, Ông là cháu đời thứ 7 của Mạc Đĩnh Chi. Xây cung điện tại Cổ Trai (nay thuộc Kiến Thụy, Hải Phòng), lấy Hải Dương làm Dương Kinh, tổ chức thi tuyển chọn người có tài (thi Hội năm 1529), cũng như sửa định binh chế, điền chế, lộc chế và đặt các vệ-phủ, các vệ sở trong ngoài, các ty sở thuộc, hiệu ty, tên quan và số lại viên, số người, số lính của các nha môn, nhưng vẫn phỏng theo quan chế triều trước với bổ sung không đáng kể nên người ta biết đến ông phần nhiều như là một người tiếm ngôi. 

Khu tưởng niệm vương triều nhà Mạc - Xã Ngũ Đoan, Kiến Thụy, Hải Phòng


Mạc Thái Tông lên ngôi tên thật là Mạc Đăng Doanh sinh năm 1500 là vị hoàng đế thứ 2 của nhà Mạc, ở ngôi từ năm 1530 đến 1540là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách), tỉnh Hải Dương.

Mạc Đăng Doanh là con trưởng của Thái Tổ Mạc Đăng Dung, ông sinh năm Canh Thân 1500, khi Mạc Đăng Dung nắm quyền, ông được phong làm Dục Mỹ hầu, giữ điện Kim Quang. Khi Mạc Thái Tổ lên ngôi, ông được lập làm Thái Tử.
Ngày tết nguyên đán năm Canh Dần (1530), Mạc Thái Tổ truyền ngôi cho ông và lên làm Thái Thượng Hoàng.

Từ năm 1529, con Thái An công chúa nhà Hậu Lê là Lê Ý khởi binh ở Thanh Hóa. Mạc Thái Tổ mang quân đi đánh bị thua trận phải rút về.
Tháng 8 năm 1530, sau khi lên ngôi, Mạc Thái Tông hội binh ở huyện Hoằng Hoá đánh Lê Ý, sai Mạc Quốc Trinh lĩnh thuỷ quân đi trước. Ý đón đánh được cả hai đạo quân Mạc. Mạc Thái Tông phải án binh cố thủ. Tháng 11 năm đó, Thái Tông sai Quốc Trinh ở lại cầm quân còn mình rút về kinh thành. Lê Ý thắng liền mấy trận có ý chủ quan, bị Quốc Trinh bắt được giải về kinh giết chết.
Đầu năm 1531, Nguyễn Kim khởi binh chống Mạc ở Ai Lao, mang quan về đánh Thanh Hóa. Thái Tông sai Tây quốc công Nguyễn Kính vào đánh. Nguyễn Kim đánh thắng được Nguyễn Kính hai trận, xong chia quân trấn giữ các huyện. Tháng 9, trời đổ mưa nhiều, quân Mạc thừa cơ dùng thuỷ quân tiến đánh, quân Nguyễn Kim rối loạn phải rút về Ai Lao.
Năm 1533, Nguyễn Kim lập Lê Duy Ninh lên ngôi tại đất Ai Lao, tức là vua Lê Trang Tông, tái lập nhà Lê Trung Hưng. Hiệu úy Nguyễn Nhân Liễn khởi binh ở Thuận Hóa chống Mạc. Mạc Thái Tông sai tướng đi đánh dẹp, không dẹp được.
Năm 1535 ngày 16 tháng 2 cử Hoàng quận công tức Mạc Đăng Lượng cùng em Mạc Tuấn Ngạn vào trấn thủ Hoan châu, phủ Anh Đô, huyện Nam đường định đô tại xứ Tiên Đô ( Đền Tiên Đô ) vùng Đô Đặng, Tổng Đặng sơn. ( nay thuộc 3 xã Đặng sơn, Nam sơn, Bắc sơn thuộc huyện Đô lương tỉnh Nghệ an)
Năm 1537, trấn thủ ở Thanh Hóa tại thành Tây An, hầu Lê Phi Thừa đánh phá tam ty nhà Mạc do Trung Hậu hầu cai quản rồi chạy sang Ai Lao đầu hàng nhà Lê.
Năm 1539, quân nhà Lê từ Ai Lao chia đường đánh chiếm huyện Lôi Dương (Thanh Hóa). Đất nhà Mạc bắt đầu bị chia cắt.
Mạc Thái Tông ông là người chú trọng đến việc khoa cử. Ông mở các khoa thi đều đặn 3 năm một lần và chọn được nhiều nhân tài, điển hình là Nguyễn Thiến (đỗ đầu khoa thi năm 1532) và Nguyễn Bỉnh Khiêm (đỗ đầu năm 1535), Giáp Hải(đỗ đầu năm 1538). Đầu năm 1536, ông sai Khiêm quận công Mạc Đình Khoa tu sửa lại trường Quốc Tử Giám.
Khi mới lên ngôi, Thái Tông thấy trong nước nhiều trộm cướp bèn ra lệnh cấm dân các xứ không được mang gươm giáo, dao nhọn và binh khí đi ngoài đường. Ai trái lệnh sẽ bị trị tội. Từ đó những người buôn bán chỉ đi tay không, không phải mang khí giới tự vệ. Do đó, theo sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn,"trong vài năm trộm cướp biệt tăm, súc vật nuôi tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm lại".
Liên tiếp trong mấy năm được mùa, nhân dân được no đủ, trong nước được yên ổn. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi nhận thời thịnh trị của Mạc Thái Tông:"Đêm ngủ không cần đóng cửa, ngoài đường không nhặt của rơi".

Thời  Mạc Thái Tôngnhà Minh mấy lần mang quân áp sát biên giới, mượn cớ giúp nhà Lê để đánh Đại Việt. Mạc Thái Tông một mặt tăng cường phòng bị, tập luyện quân đội, mặt khác sai Nguyễn Văn Thái sang Quảng Tây dâng biểu "xin hàng", biện hộ rằng Lê Duy Ninh là con của Nguyễn Kim được dựng lên, không phải dòng dõi nhà Hậu Lê. Nhà Minh muốn để cho hai phe đánh nhau nên án binh không tiến nữa.
Ngày 25 tháng giêng âm lịch năm 1540, Mạc Thái Tông băng hà, thụy hiệu là Thái Tông Khâm triết Văn hoàng đế. Thượng hoàng Mạc Đăng Dung lập con trai ông là Mạc Phúc Hải lên ngôi, tức là vua Mạc Hiến Tông.

Mạc Hiến Tông tên thật là Mạc Phúc Hải, là vị hoàng đế thứ 3 của nhà Mạc, ở ngôi từ năm 1540 đến 1546, là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách), tỉnh Hải Dương, Việt Nam, là con trưởng của Thái Tông (Mạc Đăng Doanh), thân mẫu là ai, sinh năm nào chưa rõ. Ông lấy niên hiệu là Quang Hòa năm thứ nhất.
Năm 1543, Lê Trang Tông đích thân đem quân đánh Bắc triều, Tổng trấn Thanh Hoa Trung hầu Dương Chấp Nhất dẫn quân ra hàng Trang Tông, Trang Tông lấy lại được Tây Đô.
Tháng 5 năm 1545 Lê Trang Tông lại đích thân kéo quân ra Yên Mô - Ninh Bình, lúc này Dương Chấp Nhất lại phản lại Trang Tông, bỏ thuốc độc giết Nguyễn Kim rồi trở về với Mạc Phúc Hải. Đại tướng bị giết, Trang Tông phải lui binh. Thừa cơ Mạc Hiến Tông đuổi đánh Lê Trang Tông. Lúc này Trang Tông thăng Trịnh Kiểm lên chức Tiết chế được độc quyền nắm giữ quyền binh để chống lại nhà Mạc.
Trong thời gian làm vua, Mạc Hiến Tông cho đúc tiền Quảng Hòa thông bảo. Ông tiếp tục có những cải cách tiến bộ: công cấp điền địa và cũng coi trọng nghề văn. Trong 6 năm ông đã cho mở hai khoa thi để kén chọn hiền tài, Nguyễn Kỳ đỗ thủ khoa thi 1541, Vũ Khúc đỗ đầu khoa thi năm 1544.
Mạc Hiến Tông lâm bệnh mất ngày 8 tháng 5 năm 1546. Ông ở ngôi được 6 năm. Con ông là Mạc Phúc Nguyên lên nối ngôi, tức là Mạc Tuyên Tông.
Mạc Phúc Nguyên lên ngôi tức Mạc Tuyên Tônghoàng đế thứ 4 nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ năm 1546 đến 1561, trị vì 15 năm. Ông là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách), tỉnh Hải Dương, Việt Nam.
Giữa lúc Mạc Hiến Tông mới mất, Lê Trang Tông được sự phò trợ của Trịnh Kiểm đang gây lại việc binh đao thì trong triều Mạc lại nảy sinh sự bất hòa. Tướng Tứ Dương hầu  Phạm Tử Nghi bàn rằng:
“Trong lúc nước còn loạn lạc nên lập vua lớn tuổi là Mạc Chính Trung"

Nhưng những người trong tông tộc 
nhà Mạc không nghe theo, Mạc Kính Điển và đại thần Nguyễn Kính cũng không ưng thuận. Không được toại nguyện, Phạm Tử Nghi sinh lòng khác, bí mật họp một số tướng làm việc phản loạn. Mạc Phúc Nguyên được Mạc Kính Điển đưa đi lánh về miền Đông, Nguyễn Kính và Mạc Kính Điển lại phải đem quân về cứu Phúc Nguyên. 
Năm 1548, Lê Trang Tông chết, Trịnh Kiểm đưa Lê Trung Tông con của Trang Tông lên nối nghiệp ở Thanh Hoa và lấy niên hiệu Thuận Bình thứ nhất, tức là vua Lê Trung Tông.Trịnh Kiểm chính là người mở đầu cho sự nghiệp nắm quyền lực của họ Trịnh và gián tiếp tạo nên tình trạng vua Lê - chúa Trịnh tại Bắc Hà (miền Bắc Việt Nam ngày nay) cũng như là đầu mối của chiến tranh Trịnh-Nguyễn sau này.
Năm 1549, Mạc Chính Trung chạy sang Trung Quốc, tự nhận mình là người thừa kế ngôi vị hợp pháp. Nhà Minh ngờ vực Mạc Tuyên Tông không phải dòng dõi Mạc Thái Tổ nên sai sứ đưa thư sang hỏi. Mạc Kính Điển cùng Lê Bá Ly hộ vệ Mạc Tuyên Tông lên ải Trấn Nam gặp sứ nhà Minh. Quan nhà Minh tại Lưỡng Quảng chấp thuận công nhận Mạc Tuyên Tông là dòng dõi chính thống của  Mạc Thái Tổ.
Phạm Quỳnh, Phạm Giao là người được Mạc Kính Điển tin dùng, thấy Lê Bá Ly lập công lớn và cũng được Kính Điển trọng dụng, có thanh thế nên Phạm Quỳnh, Phạm Giao đem lòng ghen tỵ, dèm pha để Mạc Kính Điển khỏi tin và dùng Lê Bá Ly. Song vốn là người trung nghĩa Mạc Kính Điển không tin lời gièm pha, Phạm Quỳnh, Phạm Giao lại đem ý gièm pha với Mạc Tuyên Tông. Tuyên Tông còn nhỏ tuổi, tin theo lời cha con Phạm Quỳnh.
Tháng 2 năm 1551, ngày 12 Phạm Quỳnh, Phạm Giao tự ý đem quân vây đánh Lê Bá Ly nhưng bị Lê Bá Ly liên kết với thông gia Nguyễn Thiến đánh bại. Mạc Phúc Nguyên bèn cho quân tiếp ứng đánh Lê Bá Ly. Lê Bá Ly một mặt cho quân kháng cự với nhà vua song một mặt dâng sớ tâu lên nhà vua là không dám có sự mưu phản, song Mạc Phúc Nguyên không tin. Vì vậy, Lê Bá Ly tức giận, cùng gia đình Nguyễn Thiến đem quân về Thanh Hoa đầu hàng Lê Trung Tông. Trung Tông vui mừng liền phong Lê Bá Ly tước Phụng Quốc công. Nhà Mạc bị mất một lúc nhiều tướng giỏi là cha con Lê Bá Ly - Lê Khắc Thận, cha con Nguyễn ThiếnNguyễn Quyện, Nguyễn Miễn.
Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nhà Mạc đã làm bài thơ gửi cho Nguyễn Thiến với ý thuyết phục ông trở về với nhà Mạc, trong đó có câu:
Cố ngã tồn cô duy nghĩa tại
Tri quân xử biến khá cam tâm.
.....
Vận chuyển nhất chu ly phục hợp
Tràng giang khởi hữu han đông nam
Ta giúp con côi vì nghĩa trọng
Ông khi xử biến khá cam lòng
.........
Vận chuyển một vòng tan lại hợp
Trường giang đâu có hạn đông nam
Nguyễn Thiến xem thư, trong lòng cảm thấy bứt rứt.
Năm 1557, cả Lê Bá Ly và Nguyễn Thiến cùng mất ở Thanh Hoá. Các con ông là Nguyễn Quyện, Nguyễn Miễn đã cùng nhau trở về theo lại nhà Mạc và Nguyễn Quyện trở thành danh tướng dưới quyền Mạc Kính Điển.
Sau Tử Nghi lại đem Chính Trung quay về Yên Quảng định đánh Đông Kinh. Năm 1551, Mạc Kính Điển mang quân đi dẹp Phạm Tử Nghi, sai kẻ dưới quyền lừa bắt được Tử Nghi đem chém. Mạc Chính Trung bỏ chạy sang Trung Quốc và bị giết. Có thuyết nói Tử Nghi chết về tay người Minh.



Thành cổ nhà Mạc - Lạng Sơn

Mạc Phúc Nguyên là con trai của Mạc Hiến Tông, cháu nội của Mạc Thái Tông. Năm Bính Ngọ (1546) Mạc Phúc Hải lâm bệnh mất vào ngày 8 tháng 5, Mạc Phúc Nguyên lên thay khi còn nhỏ tuổi. Tất cả công việc triều chính đều trông cậy vào chú ruột là Khiêm vương Mạc Kính Điển.Trong khi chưa phân thắng bại thì tháng 12 năm 1561, Mạc Phúc Nguyên bị bệnh đậu mùa và băng hà, không rõ bao nhiêu tuổi. Ông được truy tôn là Tuyên Tông Duệ hoàng đế.
Mạc Phúc Nguyên ở ngôi được 15 năm, sinh được người con trai duy nhất là Mạc Hậu Hợp. Khi ông mất, Mậu Hợp mới lên 2 tuổi (sinh tháng 2 năm 1560) lên ngôi, lúc này triều chính vẫn do Mạc Kính Điển và Mạc Đôn Nhượng phụ tá. Mậu Hợp lên ngôi lấy niên hiệu là Thuần Phúc thứ nhất.
Mạc Mậu Hợp sinh năm 1560 là vị hoàng đế thứ 5 của nhà Mạc thời Nam -Bắc triều trong lịch sử Việt Nam. Nguyên quán Mạc Mậu Hợp là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, Việt Nam), là con trưởng cũng là người con duy nhất của hoàng đế Mạc Tuyên Tông.
Do Mạc Tuyên Tông bị bệnh đậu mùa mất sớm, Mạc Mậu Hợp mới lên 2 tuổi đã được Khiêm vương Mạc Kính Điển là phụ chính đưa lên ngôi tháng 1 năm 1562. Lúc này triều chính vẫn do hai ông chú là Mạc Kính Điển và Mạc Đôn Nhượng phụ tá. Mậu Hợp lên ngôi lấy niên hiệu là Thuần Phúc thứ nhất.
Lợi dụng Mạc Phúc Nguyên mất, con nối ngôi còn thơ dại, Mạc Kính Điển một đại thần trụ cột của triều Mạc đã cao tuổi, phía Lê–Trịnh lại liên tiếp mở những cuộc tấn công vào các vùng Trường Yên(Hoa Lư), Yên Sơn Nam(Bắc Giang). Mạc Kính Điển lại phải thân chinh đốc binh mã chống quân Lê – Trịnh. Mạc Kính Điển tổ chức những trận đánh thọc sâu vào Thanh Hoa buộc thái sư phụ chính của Nam triều là Trịnh Kiểm phải lui quân về giữ Tây Đô (Thanh Hóa).
Tháng 9 năm 1566, Trịnh Kiểm lại xuất quân đánh vào vùng Tây Nam. Tháng 7 năm 1567 đánh vào vùng Sơn Nam cướp thóc lúa của dân làng, bị Mạc Kính Điển đánh mạnh, nên bị thua và lui quân về Thanh Hoa.
Tháng 10 năm 1567, Trịnh Kiểm ốm nặng, phải trao quyền cho con là Trịnh Cối và Trịnh Tùng nối giữ chức Thái Quốc công giúp Lê Anh Tông và giao Nguyễn Hoàng trấn thủ cả Thuận Hóa và Quảng Nam.
Trịnh Cối là con cả của Trịnh Kiểm, là anh cùng cha khác mẹ của Bình An vương Trịnh TùngKhi Trịnh Kiểm mất, vua Lê Anh Tông trao binh quyền cho Trịnh Cối. Tuy nhiên, Trịnh Cối ham mê tửu sắc, các tướng dưới quyền không phục, 4 nǎm Canh Ngọ (1570),  các quan tướng cũ của Trịnh Kiểm như Lê Cập Đệ, Trịnh Vĩnh Thiệu, Trịnh Bách, Phan Công Tích đem quân bản bộ đến với Trịnh Tùng, yêu cầu Trịnh Tùng lên thay Trịnh Cối.

Tháng 2 năm 1570, Trịnh Kiểm chết, anh em Trịnh CốiTrịnh Tùng tranh quyền. Thấy triều Lê Anh Tông lục đục, nắm bắt được tình hình quan Bố Chính là Lập quận công Mạc Lập Bạo đem quân về đầu hàng Mạc Mậu Hợp. Mạc Kính Điển nhân cơ hội đem quân đánh thẳng vào Thanh Hoa, cuộc tấn công Lê - Trịnh, thời gian kéo dài suốt một năm (1570) nhưng vẫn chưa phân thắng bại. Trịnh Tùng cầm quân Nam triều cầm cự được với quân Mạc. Trước thế tấn công quyết liệt của Mạc Kính Điển, Thái Quốc công Trịnh Cối bị kẹp giữa quân Mạc và quân Trịnh Tùng, nên cùng nhiều tướng lĩnh khác của triều Lê Anh Tông hàng và chạy theo về với nhà Mạc. 
Cuối năm 1570 Kính Điển lại rút quân về Đông Kinh. Lúc này Lê Anh Tông phải trao quyền binh cả cho Trịnh Tùng và đưa Tùng lên chức Thái Úy Trưởng Quốc công vào năm 1571.
Từ năm 1571-1580 Mạc Kính Điển liên tiếp xuất quân đánh Lê Anh Tông, quân nhà Mạc tiến sâu vào Nghệ AnThuận HóaQuảng Nam nhưng sau cùng không đánh chiếm được.
Tháng 10 năm 1580, Mạc Kính Điển lâm bệnh mất sau 34 năm phụ chính trung thành cho các ấu chúa nhà Mạc từ năm 1547 đến 1580.
Khi Mạc Kính Điển mất, Mạc Mậu Hợp đã trưởng thành. Ông trao quyền Trung Doanh Tổng súy ứng vương cho một ông chú khác là Mạc Đôn Nhượng (em út của Mạc Kính Điển). Song Mạc Đôn Nhượng vốn là người nhu nhược, thiếu tính quyết đoán nên từ ngày được bổ nhiệm (1580) đến 1583 không xuất quân đánh dẹp, trễ nải việc quân, việc triều chính cũng không quán xuyến được như thời Mạc Kính Điển.
Trong khi đó vua Mạc Mậu Hợp lại sống xa hoa, kiêu ngạo, hay nghe xiểm nịnh, thường ít lắng nghe lời bàn luận, khuyên can của các bậc lương thần. Vì thế nhiều trọng thần kể cả văn và võ muốn cáo quan về hưu, Mạc Mậu Hợp phải buộc họ mới chịu ở lại. Quan Thái bảo Trạng Kế Giáp Trừng từng khuyên Mạc Mậu Hợp "Trí túc bất nhục" (Biết đủ thì không nhục), song Mạc Mậu Hợp không nghe theo nên Giáp Trưng xin về. Mậu Hợp cố giữ lại, Giáp Trưng tâu:
"Tiên Hoàng thường xử: Niên túi tiện quy." 
Mạc Mậu Hợp không thể lưu giữ được Giáp Trừng.
Đông Các học sỹ Nguyễn Văn Nhuận cũng có lần đã mạnh bạo tâu với Mậu Hợp:
"Nếu mọi việc, việc gì cũng không cốt ở sự thực mà chỉ chuộng hư văn, hạ thần sợ rằng việc trong thiên hạ sẽ dồn tới số không hết thảy".
Dù được các đại thần có những lời bàn chí lý nhưng Mạc Mậu Hợp không để tâm. Vì thế việc triều chính của nhà Mạc ngày càng suy sút.


Thanh"Định Nam Đao"tại Thái miếu- Khu tưởng Niệm Kiến Thụy Hải Phòng


Trong một thời gian khá dài từ cuộc tranh chấp giữa anh em họ Trịnh, quân Nam không đủ khả năng tấn công ra bắc. Tuy nhiên sau khi Mạc Kính Điển mất, quân Nam triều bắt đầu phản công trở lại và dần dần chiếm ưu thế trên chiến trường. Mạc Mậu Hợp không chú trọng tới chính sự càng khiến tinh thần quân bắc kém đi.Cuối năm 1591, Trịnh Tùng khởi đại quân đánh ra bắc. Mạc Mậu Hợp huy động toàn quân Bắc triều hơn 10 vạn người, sai Mạc Ngọc Liễn giữ Tây đạo, Nguyễn Quyện giữ Nam đạo, tự nhà vua cũng tham gia đi trung quân.
Ngày 27 tháng 12 năm 1591, quân Mạc đi đến Phấn Thượng gặp quân Lê-Trịnh, cùng dàn trận. Mạc Ngọc Liễn bên phải, Nguyễn Quyện bên trái. Hai bên đánh nhau to suốt từ hôm đó sang tận đầu năm sau, tới ngày 3 tháng giêng năm 1592, quân Mạc thua trận. Mạc Mậu Hợp bỏ kinh thành chạy sang Bồ Đề, để Mạc Ngọc Liễn và các tướng ở lại chống giữ. Ngọc Liễn lĩnh quân bản bộ giữ từ cửa Bảo Khánh tới cửa Nhật Chiêu, Trần Bách Niên và Bùi Văn Khuê giữ từ Cầu Da tới Cầu Dền; Nguyễn Quyện giữ từ Mạc Xá sang phía đông kinh thành.
Ngày 6 tháng giêng, hai bên hỗn chiến một trận ác liệt nữa. Trịnh Tùng tiến đến gò tập bắn (Giảng Võ, Hà Nội) bày trận, chia đường cho các tướng tiến đánh. Trần Bách Niên và Bùi Văn Khuê thua trận bỏ chạy, Nguyễn Quyện đặt phục binh không kịp trỗi dậy nên bị bắt; Mạc Ngọc Liễn cô thế phải bỏ luỹ rút lui. Thăng Long thất thủ.
Tháng 3 năm 1592, Trịnh Tùng san phẳng thành luỹ Thăng Long nhưng rồi lại phải rút về Thanh hóa vì biết chưa đủ sức chiếm giữ kinh thành.

Mạc Mậu Hợp thấy quân Nam rút, cho rằng quân Nam yếu. Khi trở về kinh thành, ông lại hưởng lạc như cũ, không lo lắng việc phòng chống quân Nam và tổ chức phản công.
Nguyên lão tướng Nguyễn Quyện sinh được hai con gái. Con gái lớn là hoàng hậu Nguyễn Thị của Mạc Mậu Hợp, con gái thứ Nguyễn Thị Niên là vợ tướng Bùi Văn Khuê. Tháng 8 năm 1592, Nguyễn Thị Niên vào cung thăm chị, Mạc Mậu Hợp thấy sắc đẹp của thị Niên nên muốn chiếm đoạt, bèn triệu vào phòng để giữ lại trong cung tới sáng rồi giữ luôn, dự định triệu Bùi Văn Khuê về kinh để giết. Nguyễn Thị Niên sợ hãi bèn sai người hầu cận mật chạy đi báo cho Bùi Văn Khuê.
Bùi Văn Khuê biết chuyện, bèn dẫn quân bản bộ về giữ hạt Gia Viễn, không theo mệnh lệnh của triều đình. Mậu Hợp mấy lần vời cũng không tới, bèn sai tướng dẫn quân tới hỏi tội Văn Khuê.
Tháng 10 năm 1592, Bùi Văn Khuê trưng binh chống giữ, và sai con trai chạy tới hành doanh, yết kiến phủ Trịnh Tùng, khóc lóc cáo tố sự tình, xin đầu hàng và xin cho quân cứu viện. Thế là Bùi Văn Khuê cùng cánh quân thuỷ, vốn là sở trường của quân Mạc, về hàng Nam triều. Trịnh Tùng bèn sai Hoàng Đình Ái dẫn một đạo quân đi trước, để cứu Bùi Văn Khuê và khởi đại binh theo sau.
Một đại tướng khác là Trần Bách Niên thất vọng vì Mạc Mậu Hợp cũng sang hàng Nam triều. Liên tiếp hơn 10 tướng Mạc sang hàng Lê. Tình hình nhà Mạc ngày càng nguy cấp, khi đó trong triều chỉ còn trông cậy vào một mình Mạc Ngọc Liễn.
Ngày 14 tháng 11 quân Nam triều chia hai đường thuỷ lục cùng đánh từ Hát Giang. Mạc Ngọc Liễn dàn chiến thuyền chống cự, trồng cột gỗ dưới lòng sông, đắp luỹ trên bờ cố thủ. Trận chiến diễn ra ác liệt từ ngày 4 đến 14 tháng 12 năm 1592. Tới ngày 14 tháng 12 luỹ quân Mạc bị quân Nam triều phá, Ngọc Liễn bỏ thuyền chạy về núi Tam Đảo, quân Mạc tan vỡ. Bùi văn Khuê về hàng Trịnh Tùng phao tin với lý do Mạc Mậu Mậu Hợp chiếm đoạt vợ Khuê là Nguyễn Thị Niên đó chỉ là kế sách của Văn Khuê để lấy lòng tin của Trịnh Tùng. Vì sau năm 1592 Bùi văn Khuê cùng Phan Ngạn lại trở về khôi phục nhà Mạc và chống lại Trịnh Tùng đó sao và Vua Mạc Mậu hợp nắm Vương triều Nhà Mạc ở Thăng Long 29 năm là Vua thao lược tham gia nhiều trận trong Chiến tranh Lê-Mạc,tổ chức nhiều khoa thi chọn hiền tài không dễ chỉ vì sắc đẹp mà chiếm đoạt thị Niên có chồng là Quận công Bùi văn Khuê để bỏ bê chính sự như vậy được.

Trịnh Tùng đích thân đốc bộ binh, thừa thế đuổi dài, thủy quân cũng thuận dòng xuôi xuống, tới cửa Nam kinh thành Thăng Long, đóng tại bến Sa thảo, bắt được hơn nghìn chiến thuyền, kể cả lớn nhỏ.
Đêm 14 tháng 12, Mậu Hợp bỏ kinh thành chạy trốn, các tôn tộc cũng tìm đường trốn lánh. Tướng sĩ thì nối tiếp ra hàng. Tự đây, quân của nhà Mạc hết phần chiến đấu, tự sông Hồng trở về Bắc, quân sĩ kéo nhau ra qui thuận Nam triều.
Mạc Mậu Hợp thua trận, phải bỏ kinh thành chạy về Kim Thành (Hải Dương). Ngày 15 tháng 12, Trịnh Tùng tiến quân về Kim Thành.
Mậu Hợp trốn chạy, quân Nam triều thu được rất nhiều vàng bạc của cải, đồ dùng, bắt được Thái hậu mẹ của ông giải về Kinh sư, khi đến sông Bồ Đề, Thái hậu vì quá sợ mà chết.
Mạc Mậu Hợp dựng con trai là Mạc Toàn làm vua để giữ việc nước, đổi niên hiệu là Vũ An năm thứ nhất, còn ông tự mình làm tướng. Tuy nhiên tới lúc đó chính sự nhà Mạc đã không thể cứu vãn được nữa. Trịnh Tùng chia quân đánh các ngả, phá tan quân của một hoàng thân nhà Mạc là Mạc Kính Chỉ và sai quân đi truy lùng bắt Mạc Hậu Hợp.

Khi quan Trịnh Tùng từ sông Tranh về Thăng Long, nghe có người báo rằng Mạc Mậu Hợp cạo đầu làm sư, ẩn ở chùa Mô Khuê hạt Phượng Nhãn. Trịnh Tùng bèn sai Nguyễn Đình Luận và Lưu Chản dẫn quân đi tìm bắt. Dân địa phương cho biết:
Hôm nọ Mậu Hợp giả làm ông sư, đến ẩn ở đây, đến nay đã 11 ngày.
Quân Nam bèn tìm đến chùa. Lúc đó Mạc Mậu Hợp đang nghiễm nhiên ngồi xếp bằng tròn, gạn hỏi thì Mậu Hợp ấm ớ đáp rằng:
Bần tăng tu hành từ hồi còn trẻ tuổi ở am mây này; chén muối, đĩa rau hàng ngày trai dưỡng; thắp hương thờ phật, công đức chuyên làm
Quân nam triều thấy nhà sư nói hoạt bát khiêm tốn, biết là Mậu Hợp, bèn bắt giữ. Ông tự liệu không thể thoát được, bèn thú thực và nói rằng:
Mấy ngày trước đây, tôi chạy trốn ẩn núp trong rừng rậm, đã quá đói khát, dám xin cho một bình rượu uống cho đã.
Quân sĩ bèn cho bình rượu. Sau khi Mậu Hợp uống thỏa thích, ngậm ngùi than rằng:
Nghiệp chướng quá sâu! Nay cầu làm một người dân thường, cũng không thể được. Tội lỗi chỉ vì tổ tiên đã làm sự giết vua cướp ngôi, đến nổi con cháu ngày nay phải mắc tội nặng như vầy. Mong tướng sĩ dẫn tôi đến trước Hoàng đế, để bầy tỏ thực tình. Đó là lòng tôi rất mong muốn
Quân Nam triều bèn sai dùng voi chở Mậu Hợp2 kỹ nữ, giải về Thăng Long. Khi ông tới trước hành doanh, Trịnh Tùng sai dàn binh mã cực kỳ uy nghiêm, rồi mới cho dẫn Mậu Hợp vào yết kiến. Mậu Hợp lễ dập đầu phủ phục ở ngoài sân. Trịnh Tùng truyền hỏi tới 3 lần, Mậu Hợp vì quá sợ, cứ ấm ớ không thể đáp được, Trịnh Tùng bèn sai dẫn ra ngoài cửa quân, giam tù tại đây.
Tất cả các quan văn võ của Nam triều đều bàn:
Chiếu điều luật, những kẻ phạm tội thoán thí, thì xử theo luật "lăng trì", để làm gương cho mọi người, và đúng phép nước; lại đem thủ cấp tế cáo nhà Tôn miếu, để rửa sỉ nhục của Tiên vương, và bớt cơn giận của thần nhân.
Trịnh Tùng thấy Mạc Mậu Hợp về hàng, không nỡ gia cực hình, bèn sai đem treo sống Mậu Hợp 3 ngày, rồi chém đầu tại bãi cát Bồ Đề, đem thủ cấp dâng lên vua Lê Thê Tông tại hành tại Vạn Lại ở Thanh Hoa, đem đóng đinh vào 2 con mắt, rồi bêu ra ngoài chợ.

Con trai ông là Toàn xưng hiệu là Vũ An, nhưng nhân tâm không qui phụ, thế cô ngầm trốn, không lâu sau cũng bị quân Nam triều bắt được, đem chém đầu tại bến Thảo Tân.
Mạc Mậu Hợp ở ngôi vua cộng 29 năm, thọ 30 tuổi. Vì ông bị giết và sau khi ông chết, nhà Mạc cũng mất nên không được đặt miếu hiệu và thụy hiệu.

Tuy nhiên, sau cái chết của cha con Mạc Mậu Hợp và con trai tên Mạc Toàn, nhà Mạc không mất hẳn mà vẫn còn cát cứ tại Cao Bằng thêm hơn 80 năm nữa. Trong thời gian làm vua, nối theo nề nếp của cha ông, Mạc Mậu Hợp mở tất cả bảy khoa thi. Khoa thi năm 1568 chọn Vũ Hữu Chính thủ khoa, 1571 chọn thủ khoa Nguyễn Mẫn, 1574 chọn Vũ Văn Khuê, 1577 chọn Vũ Giới, 1580 chọn Đỗ Cung và khoa thi 1583 chọn thủ khoa là Đỗ Tuấn Ngạn.
Ngay cả khi chiến sự ác liệt ở kinh thành, mùa hè năm 1592 ông vẫn mở khoa thi Cử nhân ở bến Bồ Đề, lấy Phạm Hữu Năng và 16 người trúng tuyển.
Mẹ Mạc Mậu Hợp được xác định là vợ thứ của Mạc Tuyên Tông, năm 1600 bị quân Lê Trịnh giết khi cùng Mạc Kính Cung cố gắng khôi phục nhà Mạc.
Ông có một hoàng hậu là con gái của lão tướng Nguyễn Quyện. Cũng theo Dại Việt sử ký toàn thư, ngoài Vũ An đế Mạc Toàn, Mạc Mậu Hợp còn một người con lớn tuổi hơn, cùng tham gia việc khôi phục kinh thành Thăng Long năm 1600 với mẹ ông và Mạc Kính Cung.

Sau khi triều Mạc bị diệt. Họ Mạc không chỉ bị “tru di tam tộc” mà bị truy sát đến cửu tộc. Họ Mạc buộc lòng ly tán khắp nơi, lên Cao Bằng, Thái Nguyên, vào tận Quảng Nam, Quảng Ngãi và phải thay tên đổi họ mới mong sống được. Nhưng đổi như thế nào khi con cháu họ Mạc đã phiêu tán khắp nơi? Đổi họ nhưng phải làm sao giữ gìn gốc tích để đời sau còn biết cội nguồn tìm về.
Trong cơn nguy cấp, họ Mạc đã tìm thấy phương lược khá vẹn toàn, để dẫu có qua hàng trăm năm vẫn nhận lại được họ gốc của mình. Cách đổi họ này được xem là diệu kế: “khử túc bất khử thủ”, nghĩa là: “bỏ chân không bỏ đầu”. Theo đó, Mạc trong chữ Hán có bộ “thảo đầu”. Họ Mạc đã đổi thành hàng chục họ khác bằng cách lấy họ Lê, Hoàng, Phạm, Thái, Nguyễn, Đoàn, Lều, Bế, Ma, Hà, Vũ, Thạch... và ghi thêm “bộ thảo” trên đầu các chữ Lê, Hoàng, Phạm, Thái... để làm dấu đó là họ Mạc. Theo tài liệu “Việc cải đổi danh tính họ Mạc” của tác giả Hoàng Lê, tại các địa phương Hà NộiNam ĐịnhThanh HóaNghệ AnQuảng Bìnhcó họ Hoàng mang bộ “thảo đầu” trên chữ Hoàng thì đó chính là họ Mạc. Tương tự là họ Thái (Nghệ An), Phạm (Nam Định), Lều, Thạch (Hà Nội), Hà, Vũ (Thái Bình), Hoa (Hải Phòng), Bế, Ma (Cao Bằng), Đoàn (Bắc Giang), Nguyễn (Hà NộiThái Bình)... Cũng theo tác giả Hoàng Lê, họ Mạc còn đổi họ bằng cách giữ chữ Đăng trong Mạc Đăng Dung, vua Thái tổ của triều Mạc, làm chữ lót, hình thành nên các họ như: Lê Đăng, Hoàng Đăng, Phạm Đăng, Phan Đăng, Thạch Đăng, Bùi Đăng... đều là họ Mạc.
Ông Mạc Như Thiết, tộc trưởng họ Mạc ở làng Cổ Trai, cho biết truy cứu gia phả các dòng họ đã tìm thấy ít nhất 40 họ gốc là họ Mạc. Vì vậy chủ tịch hội đồng Mạc tộc Việt Nam là ông Thái Khắc Việt, phó chủ tịch là ông Hoàng Văn Kế. Họ Thái và họ Hoàng của hai vị này đều là họ Mạc.
Tuy chúa Trịnh vẫn không buông tha, cuộc truy sát trả thù không hề chấm dứt nhưng ở làng Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến ThụyHải Phòng (nơi phát tích vương triều nhà Mạc), các cụ tiền bối bấy giờ nhận định tai ương rồi cũng phải qua, nên cố gắng bằng mọi cách phải giữ lấy họ mình để sau này hậu duệ họ Mạc cứ theo gia phả mà về nhận họ, đúng hơn là phải đổi sang họ Trần để tạm yên, đến khi tình hình lắng xuống thì lại trở về họ Mạc.
 Ông Mạc Như Thiết xác nhận có câu sấm Trạng Trình về chuyện trùng phùng hội ngộ của họ Mạc: “Đó là hai câu tiên tri được khắc ở nhà thờ họ Lều tại Thường Tín (Hà Nội) và lưu truyền trong dân gian: “Tứ bách niên tiền chung phục thủy / Thập tam thế hậu dị nhi đồng”. Nghĩa là: bốn trăm năm trước cùng đồng lòng thờ một tổ, mười ba đời sau tuy khác họ nhưng vẫn chung một cội một nguồn.
Bây giờ đúng vậy, con cháu nhà Mạc về nhận gốc ngày càng đông, có đến 40 họ, chung sức chung lòng lo toan mọi việc lớn nhỏ. Như công trình di tích lịch sử quốc gia vương triều nhà Mạc được Nhà nước cấp kinh phí xây dựng 20 tỉ đồng, họ Mạc ở khắp nơi đóng góp thêm 80 tỉ đồng để hoàn thành. Đó là tấm lòng con cháu đối với công lao tiền nhân.

Khu tưởng niệm nhà Mạc - xã Ngũ Đoan Kiến Thụy Hải Phòng


Trăm năm mất nước mất nhà
Ngàn năm nguồn cội giống nòi vẫn nguyên
Ly tan trăm vạn dặm đường
Nhớ thương tìm lại vẫn chung một nhà


              ___________DS & CN_____24 / 08 / 2015_____Trương văn Khẩn___________



Không có nhận xét nào: