Thánh linh Biển bạc Rừng vàng
Lúa đồng ngan ngát ngõ làng quanh co
Hạc bay như thác thành dòng
Suối trong nước mát Cá đầy như Ong
Đông Tây Nam Bắc Thành Hồ
Công trình thế kỷ xây ba Tháng thành
Chiến tranh liên tiếp hoành hành
Tháng năm vẫn thế tường thành vẫn nguyên
Lúa đồng ngan ngát ngõ làng quanh co
Hạc bay như thác thành dòng
Suối trong nước mát Cá đầy như Ong
Đông Tây Nam Bắc Thành Hồ
Công trình thế kỷ xây ba Tháng thành
Chiến tranh liên tiếp hoành hành
Tháng năm vẫn thế tường thành vẫn nguyên
THÀNH NHÀ HỒ :
Thành nhà Hồ còn gọi là thành Tây Đồ, thành An Tôn, , thành Tây Kinh hay thành Tây Giai là Kinh Đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời Nhà Hồ), nằm trên địa phận nay thuộc tỉnh Thanh hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, Thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều đại nhà Trần, do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy, và không lâu sau vào năm 1400 ngôi Hoàng Đế đã rơi vào tay Ông từ vị hoàng đế cuối cùng của nhà Trần là Trần Thiếu Đế, Thiếu Đế là con của Khâm Thánh hoàng hậu Lê Thánh Ngâu là con gái ông, cũng chính là cháu ngoại của ông.
Ông chính là người đã lập ra nhà Hồ. Với giá trị và độc đáo và duy nhất còn lại ở Đông Nam Á, cũng là một trong rất ít những thành lũy xây dựng bằng đá còn lại trên thế giới. Thành xây dựng trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn.
Ngày 27 tháng 6 năm 2011, sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, hiện nay nơi đây cũng đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt. Thành nhà Hồ là một quần thể công trình kiến trúc bằng đá độc đáo ở Việt Nam, trải qua hơn 600 năm tồn tại, chịu ảnh hưởng nặng nề của các cuộc chiến tranh ở Việt Nam, đến nay thành nhà Hồ vẫn còn hiện diện qua cụm di tích như các cổng thành, tường thành, tượng linh vật và giếng vua...
Theo sử sách, thành bắt đầu xây dựng vào mùa xuân tháng Giêng năm Đinh Sửu niên hiệu Quang Thái thứ 10 đời vua Thuận Tông của vương triều Trần. Người quyết định chủ trương xây dựng là Hồ Quý Ly, lúc bấy giờ ông giữ chức Nhập nội Phụ chính Thái sư - Bình chương quân quốc trọng sự, tước Tuyên Trung Vệ quốc Đại vương, cương vị Tể tướng, nắm giữ mọi quyền lực của triều đình. Người trực tiếp tổ chức và điều hành công việc kiến tạo là Thượng thư bộ Lại và Thái sư lệnh Đỗ Tỉnh Hồ Quý Ly xây thành mới tại động An Tôn làm kinh đô mới với tên Tây Đô, với ý đồ nhằm buộc triều Trần dời đô Thăng Long vào trong đấy, mục tiêu phế bỏ vương triều Trần và cướp ngôi, Bắt đầu vào tháng 3 năm Canh Thân tức ngày 26 tháng 3 đến ngày 24 tháng 4 năm 1400, Hồ Quý Ly đã hoàn thành ý định và vương triều nhà Hồ đã được lập ra và Tây Đô là kinh thành của vương triều nhà Hồ, thành Thăng Long đổi tên là Đông Đô vẫn giữ vai trò quan trọng của đất nước.
Hổ Quý Ly từ khi nắm quyền lực của triều Trần cho đến khi sáng lập vương triều mới đã ban hành và thực thi một loạt chính sách cải cách về các mặt chính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng của chế độ quân chủ cuối triều nhà Trần bị suy thoái, đồng thời cũng củng cố chính quyền trung ương và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Minh. Trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam, Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn với một hệ thống chính sách và biện pháp khá toàn diện, táo bạo tuy nhiên không ít lâu sau Quân chủ Việt Nam lại rơi vào tay Quân nhà Minh. Thành nhà Hồ được xây dựng và tồn tại trong những biến động cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, gắn liền với sự nghiệp cải cách lớn của Hồ Quý Ly và vương triều nhà Hồ.
Cửa Nam của thành nhà Hồ với 3 lối vào thiết kế theo cấu trúc vòm cuốn
Thành Tây Đô bao gồm 4 cửa thành theo hướng Đông, Tây, Nam Bắc với thiết kế vòm cuốn. thể hiện một trình độ rất cao kiến về kĩ thuật xây dựng thời bấy giờ. Những phiến đá to nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào. Trải qua hơn 600 năm, những bức tường thành vẫn đứng vững không si chuyển và xê dịch.
Được xây dựng và gắn chặt với một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam, với những cải cách của vương triều và tư tưởng chủ động bảo vệ nền độc lập dân tộc quân chủ Việt Nam, Thành Nhà Hồ còn là dấu ấn văn hóa nổi bật của một nền văn minh nước Việt bấy giờ, nó tồn tại tuy không dài nhưng luôn luôn được sử sách đánh giá cao. Cảnh quan xung quanh tòa thành ẩn chứa sự hài hòa bởi sự kết hợp của dãy núi đá vôi trùng điệp và dòng sông Mã hùng vĩ tươi tốt. Bên cạnh đó, khu vực thành nhà Hồ còn lưu giữ hàng loạt các di tích kiến trúc cổ truyền mang ý nghĩa lịch sử như: đàn Nam Giao, Hang Nàng, đình Đông Môn, động Hồ Công, chùa Du Anh.
Lối kiến trúc đặc sắc của thành Tây, khu di tích thành nhà Hồ
Thành nhà Hồ thiết kế theo sơ đồ cho chiến lược phòng và công, gồm 3 bộ phận như: La thành, Hào thành và Hoàng thành. La thành là vòng ngoài cùng, chu vi khoảng 4 km rộng và thoáng, tiếp đến Hào thành được đào sâu bao quanh bốn phía ngoài của nội thành, cách chân thành theo các hướng khoảng 50 m, công trình này có nhiệm vụ bảo vệ nội thành. Trong là Hoàng thành được xây dựng trên bình đồ có hình gần vuông, chiều Bắc - Nam dài 870,5 m, chiều Đông - Tây dài 883,5 m. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là (Tiền - Hậu - Tả - Hữu), mỗi cửa đều được mở ở chính giữa, các Cổng đều được xây theo kiểu kiến trúc hình mái vòm. Những phiến đá trên của vòm cửa khi được đục đẽo hình múi bưởi xong rồi đưa lên xếp khít lại với nhau, Tường thành là những khối Đá to hình chữ nhật với các mặt được đẽo bằng phẳng xếp đan gối với nhau vững chắc, tất cả không có một chất kết dính.
Cổng tiền (cổng phía Nam) là cổng chính, có ba cửa. Cửa giữa rộng 5,82 m, cao 5,75 m, hai cửa bên rộng 5,45 m, cao 5,35 m. Ba cổng còn lại chỉ có một cửa. Tường thành cao trung bình 5-6 m, chỗ cao nhất là cổng tiền cao 10 m.
Nối liền với cửa Nam là con đường Hoa Nhai (đường Hoàng Gia) lát đá dài khoảng 2,5 km hướng về đàn tế Nam Giao đây là nơi nhà vua tế lễ, được xây dựng vào tháng 8/1402.
Đường Hoa Nhai và Tường Thành nhà Hồ
Theo sử sách trong thành còn rất nhiều công trình được xây dựng, như điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, tây Thái Miếu, đông Thái miếu, núi Thọ Kỳ, Dục Tượng... rất nguy nga chẳng khác gì kinh đô Thăng Long.
Tuy nhiên, trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị mai một ... Những dấu tích nền móng của cung điện xưa, nay vẫn đang ẩn mình quanh co trong những cánh đồng lúa xanh tốt rì rào ngày đêm vẫy gọi theo năm tháng.
Hình ảnh mũi tên, dao nhọn, đinh thuyền, đạn đá, Chông bốn cạnh
Theo các nhà khoa học, con đường Hoàng Gia tồn tại một cách khá nguyên vẹn với chiều dài khoảng 2 km, có cấu trúc đá độc đáo với những khối đá tương đối khít và phẳng phiu được lắp ghép lại để tạo nên giao lộ cổ kính. Trong quá trình khai quật hàng nghìn hiện vật được khai quật ở thành nhà Hồ, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều loại vũ khí gồm đạn đá, chông sắt bốn cạnh, mũi dao, mũi tên, đinh thuyền... nhiều đồ gốm sứ thời Lê, thời Lý cùng với trang trí kiến trúc bằng đá của các triều đại sau đó... Ngoài ra các nhà khảo cổ còn phát hiện thấy các tuyến phòng thủ hình bán nguyệt bằng đá trước cửa Nam Thành Nhà Hồ, được xây dựng ở thời nhà Lê, điều này đã minh chứng thêm tính chất quân sự quan trọng của Thành khi được xây dựng trong các thời kỳ lịch sử sau đó của dân tộc.
Đặc biệt việc khai quật nghiên cứu con đường này đã chứng minh ghi chép trong thư tịch cổ: "Đây là con đường chính đạo của Kinh thành và cũng là con đường để nhà Vua đi từ khu vực nội thành đến Đàn tế Nam Giao ở núi Đốn Sơn trong mỗi lần thực hiện các nghi thức tế lễ". Đồng thời, đường Hoàng Gia là một loại hình di tích đặc biệt quan trọng trong cấu trúc tổng thể của kinh đô cổ Việt Nam nói riêng, kinh đô cổ phương Đông nói chung - là trục đường trung tâm dành riêng cho nhà Vua. Chính trục đường này nó đã tạo nên bố cục tổng thể của kinh thành, do đó việc nghiên cứu con đường này sẽ mở ra hướng nghiên cứu mở rộng mới trong tương lai để tìm hiểu toàn bộ cấu trúc của thành Tây đô.
Trong cuộc khai quật thám sát Thành nhà Hồ năm 2008, đường Hoàng Gia đã xuất lộ một đoạn trước cửa Nam Thành Nhà Hồ. Con đường có chiều rộng 4,8 m, toàn bộ nền đường được đầm lót bằng lớp đất sét trộn sỏi, đá dăm, trên mặt được lát bằng những tấm đá có kích thước rất lớn, dài gần 3 m, rộng hơn 1 m, dày 7-10 cm, hai bên đường bó vỉa bởi hai hàng đá khối dày và chắc chắn.
Một công trình Thành cổ vững chắc, được xây dựng bằng đá vào thế kỷ XVI, rất gấp gáp, tưởng như đơn giản nhưng đầy phức tạp và bí ẩn, mãi mãi hùng vĩ với non sông đất nước Việt Nam và tỉnh Thành phố Thanh Hóa nói riêng cùng với bao khu du lịch khác như:
Cầu Hàm Rồng là một di tích lịch sử thời Chiến tranh Việt Nam. Cụm di tích Nga Sơn: Động Từ Thức, Cửa Biển Thần Phù, Chiến khu Ba Đình, đền thờ Mai An Tiêm.. Đền Chu Nguyên Lương: thuộc phường Nam Ngạn, thờ một vị tướng trong thời kì kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thời nhà Trần. Đền thờ Lê Thành: thuộc xã Đông Cương, thờ một vị tướng có công trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Khu di tích lịch sử Lam Kinh: Thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây. Hiện còn lưu giữ các điêu khắc đá như bia Vĩnh Lăng (Lê Lợi), bia hoàng hậu (Ngô Thị Ngọc Dao), các di tích cung điện thành nội, thành ngoại, sân Rồng... Ngoài ra ở Thọ Xuân còn có đền thờ (Lê Hoàn).
Suối Cá thần Cẩm Lương: là tên gọi của một số dòng suối ở miền núi phía tây tỉnh Thanh Hóa, nơi có Ba Suối Cá Thần (Cẩm Lương, Cẩm Liên, Nho Văn) và di tích Đền thờ những đàn cá tập trung sinh sống với mật độ dày đặc, được đồng bào dân tộc Mường, Thái ở địa phương gìn giữ và đã trở thành những danh lam thắng cảnh nổi tiếng..
Bãi biển Sầm Sơn là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam, thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bờ biển dài 10 km, bắt đầu được khai thác cho mục đích tắm biển từ năm 1906 do người Pháp làm chủ, với bãi biển bằng phẳng cùng các bãi cát thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải .. cách thành phố Thanh Hóa 16 km về phía Đông..
Tháng 6 năm 2011, thành nhà Hồ vinh dự được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, sánh vai cùng 4 công trình nổi tiếng khác của Việt Nam là Hội An Quảng Nam, cố đô Huế, hoàng thành Thăng Long Hà Nội và thánh địa Mỹ Sơn Đà Nẵng.
Đặc biệt việc khai quật nghiên cứu con đường này đã chứng minh ghi chép trong thư tịch cổ: "Đây là con đường chính đạo của Kinh thành và cũng là con đường để nhà Vua đi từ khu vực nội thành đến Đàn tế Nam Giao ở núi Đốn Sơn trong mỗi lần thực hiện các nghi thức tế lễ". Đồng thời, đường Hoàng Gia là một loại hình di tích đặc biệt quan trọng trong cấu trúc tổng thể của kinh đô cổ Việt Nam nói riêng, kinh đô cổ phương Đông nói chung - là trục đường trung tâm dành riêng cho nhà Vua. Chính trục đường này nó đã tạo nên bố cục tổng thể của kinh thành, do đó việc nghiên cứu con đường này sẽ mở ra hướng nghiên cứu mở rộng mới trong tương lai để tìm hiểu toàn bộ cấu trúc của thành Tây đô.
Trong cuộc khai quật thám sát Thành nhà Hồ năm 2008, đường Hoàng Gia đã xuất lộ một đoạn trước cửa Nam Thành Nhà Hồ. Con đường có chiều rộng 4,8 m, toàn bộ nền đường được đầm lót bằng lớp đất sét trộn sỏi, đá dăm, trên mặt được lát bằng những tấm đá có kích thước rất lớn, dài gần 3 m, rộng hơn 1 m, dày 7-10 cm, hai bên đường bó vỉa bởi hai hàng đá khối dày và chắc chắn.
Một công trình Thành cổ vững chắc, được xây dựng bằng đá vào thế kỷ XVI, rất gấp gáp, tưởng như đơn giản nhưng đầy phức tạp và bí ẩn, mãi mãi hùng vĩ với non sông đất nước Việt Nam và tỉnh Thành phố Thanh Hóa nói riêng cùng với bao khu du lịch khác như:
Cầu Hàm Rồng là một di tích lịch sử thời Chiến tranh Việt Nam. Cụm di tích Nga Sơn: Động Từ Thức, Cửa Biển Thần Phù, Chiến khu Ba Đình, đền thờ Mai An Tiêm.. Đền Chu Nguyên Lương: thuộc phường Nam Ngạn, thờ một vị tướng trong thời kì kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thời nhà Trần. Đền thờ Lê Thành: thuộc xã Đông Cương, thờ một vị tướng có công trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Khu di tích lịch sử Lam Kinh: Thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây. Hiện còn lưu giữ các điêu khắc đá như bia Vĩnh Lăng (Lê Lợi), bia hoàng hậu (Ngô Thị Ngọc Dao), các di tích cung điện thành nội, thành ngoại, sân Rồng... Ngoài ra ở Thọ Xuân còn có đền thờ (Lê Hoàn).
Suối Cá thần Cẩm Lương: là tên gọi của một số dòng suối ở miền núi phía tây tỉnh Thanh Hóa, nơi có Ba Suối Cá Thần (Cẩm Lương, Cẩm Liên, Nho Văn) và di tích Đền thờ những đàn cá tập trung sinh sống với mật độ dày đặc, được đồng bào dân tộc Mường, Thái ở địa phương gìn giữ và đã trở thành những danh lam thắng cảnh nổi tiếng..
Bãi biển Sầm Sơn là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam, thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bờ biển dài 10 km, bắt đầu được khai thác cho mục đích tắm biển từ năm 1906 do người Pháp làm chủ, với bãi biển bằng phẳng cùng các bãi cát thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải .. cách thành phố Thanh Hóa 16 km về phía Đông..
Tháng 6 năm 2011, thành nhà Hồ vinh dự được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, sánh vai cùng 4 công trình nổi tiếng khác của Việt Nam là Hội An Quảng Nam, cố đô Huế, hoàng thành Thăng Long Hà Nội và thánh địa Mỹ Sơn Đà Nẵng.
Hai con Rồng bằng đá nằm trung tâm tòa Thành, đường từ cổng Nam lên cổng Bắc
Theo bách khoa toàn thư lịch sử chép: Triều đại nhà Trần là triều đại quân chủ chuyên chế trong lịch sử việt nam bắt đầu từ khi Thái Tông Nguyên Hiếu hoàng đế Trần Cảnh lên ngôi vào năm 1225, sau khi được chính Phụ hoàng Lý Huệ Tông ra chỉ truyền ngôi cho con gái là Nữ đế Lý Chiêu Hoàng còn gọi là Lý Phế hậu hay Chiêu Thánh hoàng hậu, vị Hoàng đế thứ 9 và cũng là cuối cùng của triều đại nhà Lý, là "nữ Đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử việt nam".
Những năm đầu tiên, Thái Tông hoàng đế còn nhỏ tuổi, toàn bộ quyền hành của nhà Trần đều do một tay của tôn thất điều hành, là chú của Thái Tông, Thái sư Trần Thủ Độ nắm hết quyền hành trong tay.
Những năm đầu tiên, Thái Tông hoàng đế còn nhỏ tuổi, toàn bộ quyền hành của nhà Trần đều do một tay của tôn thất điều hành, là chú của Thái Tông, Thái sư Trần Thủ Độ nắm hết quyền hành trong tay.
Sau khi giành được quyền từ trong tay nhà Lý, hoàng triều nhà Trần vẫn tiếp tục đóng đô ở kinh đô Thăng Long để mở rộng phát triển sự hưng thịnh sẵn có từ đời nhà Lý. Bên cạnh đó đặc biệt quan tâm về lực lượng quân đội, huấn luyện về thủy binh, kỵ binh, bộ binh và tượng binh .. chú trọng đánh dẹp các cuộc nổi loạn nội bộ và đương đầu với quân đội các nước xung quanh, mỗi thế lực trong dòng tộc đều có quân đội mạnh tinh nhuệ vững chắc làm nền tảng, khiến cho quân đội nhà Trần rất mạnh, đã phá tan và tiêu diệt được những cuộc xâm phạm lớn của quân đội Nhà Nguyên, Đế quốc Mông Cổ qua 3 lần vào năm 1258, 1285 và 1287 .
Trong thời gian này nước Việt chúng ta đã xuất hiện một danh tướng kiệt xuất, vốn là tôn thất nhà Trần, đó là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, người có vai trò quan trọng đặc biệt trong chiến thắng to lớn vào năm 1285 và 1287, Bên cạnh Trần Hưng Đạo với những danh tướng nổi tiếng gồm: Phạm Ngũ Lão, Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải, Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật, Hoài Văn vương Trần Quốc Toản, Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng và nhiều những danh tướng trung thành khác, làm lên một danh tiếng lẫy lừng cho quân đội nhà Trần thêm vang dội.
Không chỉ thế mà cả các mặt kinh tế, xã hội, giáo dục và nghệ thuật cũng hoàn chỉnh hơn rất nhiều, đồng thời đã cho thấy Nho Giáo và Đạo Giáo đã ảnh hưởng rõ rệt tới triều đại, tạo ra cục diện "Tam giáo đồng nguyên", sự cân bằng ảnh hưởng của (Phật Giáo - Nho giáo - Đạo giáo). Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông được coi là một danh nhân văn hóa nổi tiếng trong và ngoài nước, Người là người bảo trợ Phật giáo và Đạo giáo, thành lập ra (Thiền phái Thiền Trúc Lâm) lấy pháp hiệu là "Đầu đà Giác Hoàng Điều ngự", tu thân thành chính quả tại Yên Tử, Đạo của người được truyền đến đời nay, trong Hiệp Hội Phật Giáo Việt Nam và các Nước Trên Thế Giới ghi nhận người là Phật Hoàng-Trần Nhân Tông, được cung kính và tôn thờ tại Chùa Yên Tử thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.
Bên cạnh đó, những danh thần Đoàn Nhữ Hài, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Trần Quang Triều... đều là những người nổi danh về tri thức, thơ văn, đã góp phần to lớn tạo nên thời kỳ nhà Trần hưng thịnh về mọi mặt, nền văn hóa dưới thời Triều nhà Trần nói chung đã ăn sâu vào giáo dục Việt Nam và ảnh hưởng cho tới ngày hôm nay .
Trong ĐVSKTT có ghi chép : Bấy giờ quốc gia vô sự, nhân dân yên vui, người làm quan giữ mãi một chức, người ở quán, các tộc 10 năm mới được xuất thân, người ở sảnh, cục 15 năm mới được xuất thân, chức tể tướng thì chọn người hiền năng trong tôn thất, có đạo đức, tài nghệ, thông hiểu thi thư thì cho làm.
Nhà Trần chấm dứt, kéo dài 175 năm với 12 đời hoàng đế chính thức, 1 hoàng đế lâm thời là (Nhật Lễ) và hai đời hậu hoàng đế sau khi nhà Hồ bại dưới nhà Minh là (Giản Đinh Đế, Trùng Quang Đế) và Vua bù nhìn là (Trần Cảo), do Lê Lợi lập lên. .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét