Tràng An non nước tưng bừng
Sánh ngang Đại Tống theo dòng thời gian
Xưa kia Bắc Tống giữ quyền
Kinh đô Đại Việt vua Đinh lập thành
Núi sông sông núi hữu tình
Ngàn năm đằm thắm ngàn đời mãi xanh
Mỗi năm vun đắp thêm dần
Thành xanh người ấm nhà nhà sướng vui
Sánh ngang Đại Tống theo dòng thời gian
Xưa kia Bắc Tống giữ quyền
Kinh đô Đại Việt vua Đinh lập thành
Ngàn năm đằm thắm ngàn đời mãi xanh
Mỗi năm vun đắp thêm dần
Thành xanh người ấm nhà nhà sướng vui
CỐ ĐÔ HOA LƯ :
Cố Đô Hoa Lư là Kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam, và là quê hương của vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh .. Với một triều đại, có Triều đình chế độ nhà nước lớn cụ thể, mà nhà vua chính thức xưng là Hoàng đế, cũng là nơi đồng Tiền đầu tiên của Việt Nam được đúc nên mang quốc hiệu Đại Cồ Việt .
Kinh đô đã tồn tại 42 năm từ năm 968 đến năm 1010, gắn với sự nghiệp của ba Triều đại liên tiếp với khởi dựng là nhà Đinh, do Đinh Tiên Hoàng xây dựng, đến nhà Tiền Lê và nhà hậu Lý .. với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Hoa Lư là khu vực có tổ hợp kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên hùng vĩ của sông núi mà ông trời đã ban tặng cho đất nước Việt Nam chúng ta, được kết hợp với những Thành trì của những con người, đã kiến tạo và xây dựng lên nó một cách tài tình đầy huyền bí .. để rồi nó kết thành một nền văn hóa dân tộc phong kiến giữa ba Triều đại (Đinh, Lê và Lý), với thời gian 42 năm đã có tới 6 vị Vua tồn tại và xây dựng: (Đinh Tiên Hoàng, Đinh Phế Đế, Lê Đại Hành, Lê Trung Tông, Lê Long Đĩnh và Lý Thái Tổ).
Năm 1010 khi vua Lý Thái Tổ dời Kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Binh) về định đô Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô. Của các triều nhà Lý, nhà Trần, nhà hậu Lê .. nhà Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nhưng vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như: đền, lăng, đình, chùa, phủ… Kinh đô Hoa Lư xưa, nay dù chỉ còn là một Cố đô Hoa Lư, nhưng nó vẫn lộng lẫy đầy hoa lệ, với những chiến tích oai hùng trước đó, không thể quên .. đó là bước đi bắt đầu vững chắc cho những bước khởi đầu nối tiếp sau đó của nền văn hóa hùng mạnh dân tộc Việt Nam xưa cho đến ngày nay và mãi sau này, với tổng diện tích tự nhiên 13.87 km² nằm trọn trong quần thể di sản thế giới Tràng An thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình .
Kinh đô Hoa Lư, nằm trên địa bàn giáp ranh giữa 2 huyện Hoa Lư, Gia Viễn và thành phố Ninh Bình của tỉnh Ninh Bình. Đây là vùng đất cổ phù sa ven chân núi, xưa đã có con người cư trú từ rất sớm. Theo các nhà khảo cổ học, đã phát hiện trầm tích có xương răng đười ươi và các động vật trên cạn, thuộc sơ kỳ đồ đá cũ của nền văn hóa Tràng An, và một số hang động có di chỉ cư trú của con người thời văn hóa Hoà Bình. Sau thời kỳ văn hóa hòa bình, vùng đồng đất này chính là nơi định cư của con người trong thời đồ đá mới Việt Nam, chính nơi đây còn lưu giữ nhiều di vật của người tiền sử từ 30.000 năm trước, dấu tích của các triều đại, kinh đô xưa. Cách nay từ 251 đến 200 triệu năm, Tràng An vốn là vùng biển cổ. Với các hang động kasrt (Các-xtơ) của những miền núi đá vôi bị nước chảy xói mòn... Đặc sắc của những dòng nước đó, là nằm ngang, xuyên qua lòng các dãy núi lớn, đã được hình thành cách đây khoảng 4.000 năm .
Vùng đất này thời Hồng Bàng thuộc bộ Quân - Vương quốc Văn Lang, dưới thời cai quản của các Hùng Vương. Thời An Dương Vương, vùng này thuộc bộ lạc Câu Lậu.
Thời thuộc nhà Hán qua Tam Quốc đến thời Nam Bắc Triều, vùng cố đô Hoa Lư thuộc huyện Câu Lậu, quận Giao Chỉ. Sang thời thuộc nhà Đường, vùng này thuộc Trường châu.
Trong thời nhà Ngô, vùng này là nơi cát cứ của Đinh Bộ Lĩnh. Ông là người ly khai và đẩy lui thành công, cuộc tấn công của chính quyền trung ương Cổ Loa năm 951 do 2 anh em Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập và Nam Tấn vương Ngô Xương Văn đích thân chỉ huy. Cho tới khi nhà Ngô mất, nơi đây vẫn là vùng cát cứ bất khả xâm phạm của Đinh Bộ Lĩnh .. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đứng lên đánh dẹp 12 sứ loạn, thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều đại nhà Đinh và trở thành vị hoàng đế đầu tiên vĩ đại của dân tộc Việt Nam sau 1000 năm Bắc Thuộc. Vua Đinh Tiên Hoàng đặt tên đất nước là Đại Cổ Việt. Nghĩa là một đất nước lớn vĩ đại, hoàn toàn độc lập có đầy đủ các bộ máy điều hành và thể chế về mọi mặt, ông lấy Hoa Lư quê hương của mình làm kinh đô. Đặc điểm địa lý tự nhiên của kinh đô Hoa Lư được mô tả:
- "Hoa Lư là nơi núi non trùng điệp. Núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước mặt là đồng bằng, xa nữa là biển cả... Nơi đây non sông tráng lệ, phong thủy hài hòa, xứng đáng chọn để dựng đô được."
Đinh Tiên Hoàng: sinh ngày 22 tháng 3 năm 924 mất tháng 10 năm 979, tên thật là Đinh Bộ Lĩnh hoặc Đinh Hoàn, là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cổ Việt trong lịch sử Việt Nam .
Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, khi lên làm vua, Đinh Tiên Hoàng đã chọn được chỗ đất hẹp ở Đàm Thôn, vua muốn dựng đô ở đó, nhưng vì thế đất hẹp lại không có lợi thế về đặc điểm và sự hiểm trở, nên đã đóng đô ở Hoa Lư. Khi kinh đô Cổ Loa nằm ở vùng đồng bằng không giữ vững được ổn định, triều đình nhà Ngô rối ren dẫn đến loạn 12 sứ quân thì căn cứ quân sự Hoa Lư ở ngoại biên châu thổ sông hồng trở lên lợi hại hơn cả. Đinh Tiên Hoàng nhờ đó dẹp tan tình trạng của các cát cứ, giành lại thống nhất cho đất nước. Không những các vua Lê Đại Hành, Lê Long Đĩnh luôn giữ vững được Kinh đô trong các trận đánh dẹp các thế lực thù địch, mà Kinh đô Hoa Lư luôn là căn cứ quân sự và trung tâm văn hóa của các triều đại nhà Trần, Hậu Lê, nhà Mạc, Tây Sơn sau này ..
Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, khi lên làm vua, Đinh Tiên Hoàng đã chọn được chỗ đất hẹp ở Đàm Thôn, vua muốn dựng đô ở đó, nhưng vì thế đất hẹp lại không có lợi thế về đặc điểm và sự hiểm trở, nên đã đóng đô ở Hoa Lư. Khi kinh đô Cổ Loa nằm ở vùng đồng bằng không giữ vững được ổn định, triều đình nhà Ngô rối ren dẫn đến loạn 12 sứ quân thì căn cứ quân sự Hoa Lư ở ngoại biên châu thổ sông hồng trở lên lợi hại hơn cả. Đinh Tiên Hoàng nhờ đó dẹp tan tình trạng của các cát cứ, giành lại thống nhất cho đất nước. Không những các vua Lê Đại Hành, Lê Long Đĩnh luôn giữ vững được Kinh đô trong các trận đánh dẹp các thế lực thù địch, mà Kinh đô Hoa Lư luôn là căn cứ quân sự và trung tâm văn hóa của các triều đại nhà Trần, Hậu Lê, nhà Mạc, Tây Sơn sau này ..
Theo các chính sử, Đinh Tiên Hoàng ở ngôi được 12 năm từ năm 968 đến năm 979. Đinh Tiên Hoàng có con trưởng là Đinh Liễn, nhưng ông lại lập con út Hang Lạng làm thái tử, Vì vậy đầu năm Kỷ Mão 979, Đinh Liễn tức giận sai người giết Hạng Lang. Theo chính sử vào tháng 11 (âm lịch) năm đó, một viên quan là Đỗ Thích, mơ thấy sao rơi vào miệng, tưởng là điềm báo được làm vua nên đã giết chết cả Đinh Tiên Hoàng và Hoàng tử Đinh Liễn tức Đinh Khuông Liễn, con trai cả của Đinh Bộ Lĩnh.
Đinh Liễn cùng Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Toàn và Đinh Hạng Lang đều được thờ ở Đền Vua Đinh Tiên Hoàng, thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình .
Con trai thứ 3 còn lại mới 6 tuổi là Đinh Toàn lên ngôi, tức Đinh Đế Toàn hoặc Đinh Tuệ, sinh năm Giáp Tất 974. Ông là con trai của Đinh Bộ Lĩnh, tức Đinh Tiên Hoàng và Hoàng hậu Dương Vân Nga.
Đinh Phế Đế là vị vua thứ hai, cũng là vị vua cuối cùng của nhà Đinh. Khi giặc Tống xâm lược, thái hậu Dương Vân Nga và triều thần tôn thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi, lập ra nhà đại nhà Tiền Lê. Đinh Toàn làm vua được 8 tháng, sau trở thành Vệ Vương có mặt trong triều đình Tiền Lê 20 năm. Năm Tân Sửu 1001, trong dịp cùng vua Lê Đại hành đi dẹp loạn Cử Long thuộc vùng Cầm Thủy, Thanh Hóa, Đinh Toàn bị trúng tên, hy sinh năm 27 tuổi.
Kinh đô Hoa Lư rộng hơn 300 ha, gồm 10 đoạn tường thành nối liên hoàn với các dãy núi giống nhau bao bọc, cao thấp hiểm trở, tạo nên một thế phòng thủ tuyệt vời vững chắc mà khó hiểu. Do bị tàn phá bởi chiến tranh, hiện nay thành Hoa Lư chỉ còn sót lại một số công trình như: các đoạn trường thành, Thành Đông - thành Tây -và thành Nam, với một số phần nền của cung điện và di vật nằm rải rác dưới những cánh đồng lúa của Ninh Bình cùng đền thờ lăng vua chúa của thời Đinh và tiền Lê .Đinh Liễn cùng Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Toàn và Đinh Hạng Lang đều được thờ ở Đền Vua Đinh Tiên Hoàng, thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình .
Con trai thứ 3 còn lại mới 6 tuổi là Đinh Toàn lên ngôi, tức Đinh Đế Toàn hoặc Đinh Tuệ, sinh năm Giáp Tất 974. Ông là con trai của Đinh Bộ Lĩnh, tức Đinh Tiên Hoàng và Hoàng hậu Dương Vân Nga.
Đinh Phế Đế là vị vua thứ hai, cũng là vị vua cuối cùng của nhà Đinh. Khi giặc Tống xâm lược, thái hậu Dương Vân Nga và triều thần tôn thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi, lập ra nhà đại nhà Tiền Lê. Đinh Toàn làm vua được 8 tháng, sau trở thành Vệ Vương có mặt trong triều đình Tiền Lê 20 năm. Năm Tân Sửu 1001, trong dịp cùng vua Lê Đại hành đi dẹp loạn Cử Long thuộc vùng Cầm Thủy, Thanh Hóa, Đinh Toàn bị trúng tên, hy sinh năm 27 tuổi.
Lê Hoàn: lên ngôi trong hoàn cảnh đất nước biến loạn cả trong lẫn ngoài. Ngay từ khi ông giành quyền nhiếp chính, các đại thần thân cận của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ cùng tướng Phạm Hạp nổi dậy chống lại nhưng đều nhanh chóng bị đánh dẹp. Phò mã Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào nam cùng vua Chiêm Thành, với hơn nghìn chiến thuyền định đến đánh kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão dìm chết. Nhận thấy triều đình Hoa Lư rối ren, nhà Tống Trung Quốc cho quân tiến vào đánh chiếm Đại Cổ Việt. Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga trao mũ áo và phù hiệu cho Lê Hoàn và tướng Phạm Cự Lạng cùng các triều thần trong Triều đình tôn Ông lên làm vua.
Lê Đại Hành tên húy Lê Hoàn sinh ngày mùng 10 tháng 8 năm 941, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ 980 đến 1005 thì băng hà. Ông sinh ra ở xã Trường Yên, Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình . Ông nội là Lê Lộc, bà nội là Cao Thị Phương, cha là Lê Hiền, mẹ là Đặng Thị Khiết. Vì nhà nghèo cuộc sống khó khăn đã phải dạt về xã Ninh Thái, Thanh Liêm, Hà Nam sinh sống bằng nghề chài lưới đánh bắt cá .. Ngày mùng 10 tháng Giêng năm Nhâm Dần (tức ngày 29 tháng 1 âm lịch năm 942) sinh ra ông, lên 7 tuổi ông mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải làm con nuôi quan án châu Ái (Thanh Hóa). Ông là vị hoàng đế nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất ở Việt Nam.
Trong lịch sử Việt Nam, Lê Hoàn không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ yên bờ cõi, củng cố nền độc lập cho quốc gia mà ông còn nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo cho đất nước Đại Cổ Việt.
Lê Hoàn chính là người tạo tiền đề, điều kiện để thời gian sau đó Lý Công Uẩn có đủ khả năng dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long định Đô năm 1010, mở ra một kỷ nguyên phát triển lâu dài cho nền văn hóa văn minh Thăng Long.
Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất thắng lợi, Thái Hậu Dương Vân Nga đã xuất giá và trở thành hoàng hậu của Lê Hoàn. Từ khi lên ngôi liên tục đánh dẹp và củng cố thế lực quân sự cũng như Triều chính Vua Lê Đại Hành tiếp tục cho mở mang, xây dựng thêm nhiều cung điện lộng lẫy ở Hoa Lư. Ông vẫn chọn Hoa Lư làm kinh đô do vị trí nằm ở trung tâm đất nước thời bấy giờ (giữa ngã ba khu vực Tây Bắc, châu thổ Sông Hồng và Bắc Trung Bộ) để phục vụ mục tiêu mở mang bờ cõi xuống phương nam sau này.
Trong giai đoạn khi người Việt đang chìm dưới ách nô dịch của phong kiến phía Bắc thì ở phía Nam, người Chiêm Thành đã sớm xây dựng được quốc gia độc lập tự chủ. Sinh sống ở các thung lũng Nam Trung Bộ hẹp và nhỏ, vương quốc Chiêm Thành có thế mạnh về hàng hải và các ngành nghề thủ công, nhưng lại thiếu những miền châu thổ rộng lớn. Bởi vậy, từ khi lập nước, Chiêm Thành liên tục tiến hành các hoạt động quân sự với Đại Cổ Việt. Năm 803, vua Chiêm sai viên tướng Senapati Par đem quân xâm phạm An Nam, vây hãm phía nam quận Cửu Chân.
Năm 982, Lê Hoàn cử Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chiêm Thành bị vua Chiêm bắt giữ. Lê Hoàn tức giận, "sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận. Bắt sống được quân sĩ nhiều vô kể, cùng với tài nữ trong cung trăm người và một nhà sư người Thiên Trúc, lấy các đồ quý đem về, thu vàng bạc của báu hàng vạn, san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu, vừa tròn trong một năm thì trở về kinh đô.
Lê Hoàn là người đặc biệt quan tâm đến vùng đất phía nam, đã tiến hành 6 hoạt động quân sự lớn trong số 10 hoạt động quân sự suốt thời gian trị vì của ông, vua đích thân cầm quân đánh dẹp sự nổi dậy của các thế lực cát cứ và xâm lấn, không những chỉ bảo vệ vững chắc miền biên giới, mà còn trực tiếp chuẩn bị cho quá trình Nam tiến của người Việt, mở rộng thêm cương giới lãnh thổ của quốc gia Đại Việt sau này. Chính vì vậy ông vẫn sử dụng Hoa Lư tiếp tục là đế đô dưới triều đại Tiền Lê của mình.
Lê Đại Hành là một vị vua văn võ song toàn chính vậy mà "Sứ thần Trung Quốc phải tôn sùng, tù trưởng sơn động hết chuyện làm phản. Thành Hoa Lư và nhân dân yên bình phồn thịnh không phụ lòng và uổng công mong đợi của Triều đình và nhân dân thời bấy giờ, hưng thịnh hơn cả nhà Đinh trước đó. Ông biết lưu ý đến sức dân, quan tâm đến chính sự của nước cũng như Triều đình, chú trọng nghề làm ruộng, nghiêm ngặt việc biên phòng, quy định pháp lệnh nghiêm ngặt. Tuyển lựa quân ngũ chắc chắn... có thể nói là hết sức siêng năng, hết lòng lo lắng". Ông đúng là một vị vua có tài, dẹp nội loạn, khéo bang giao, giữ thể diện cho quốc gia không bị nước lớn chèn ép. Đó là điều không phải đời vua nào của Việt Nam cũng làm được.
Trong sử sách, các sử gia nhiều đời cùng có nhận định về Lê Đại Hành. Ca ngợi võ công của ông, Lê Văn Hưu viết:
"Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, tóm Quân Biện, Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi định yên, công đánh dẹp chiến thắng dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được."
Trong thời dẹp loạn 12 sứ quân cùng với Đinh Tiên Hoàng, Lê Hoàn đã sớm bộc lộ tài năng, tuy nhiên do còn trẻ tuổi nên chức vụ của ông vẫn ở dưới các bạn thân thiết của Tiên Hoàng. Chỉ từ khi làm nhiếp chính, trực tiếp nắm vận mệnh đất nước, tài năng của ông mới được thi triển hết. Chẳng những các công thần khai quốc kỳ cựu của nhà Đinh mà ngay cả các tướng phương Bắc đều không phải đối thủ của ông. Dù đời sau có thể nhận định việc đánh dẹp của ông là hợp lẽ hay trái lẽ, nhưng tài cầm quân của ông thì không ai có thể không công nhận.
Sách Dã sử chép rằng: Lê Đại Hành băng hà năm 1005, các hoàng tử tranh ngôi, đánh nhau 8 tháng, trong nước không có chủ. Sự tranh chấp chính xảy ra giữa thái tử Long Việt và hoàng tử thứ hai Ngân Tích là người lớn nhất trong số các anh em còn lại, tháng 10 năm 1005, Ngân Tích thua chạy đến châu Thạch Hà (Hà Tĩnh) thì bị người bản địa giết chết. Long Việt lên ngôi làm vua tức Lê Trung Tông là vị hoàng đế thứ 2 của nhà tiền Lê. Lê Trung Tông tên húy là Lê Long Việt sinh năm Quý Mùi 983 tại Hoa Lư, là con trai của Lê Đại Hành, mẹ là Chi Hậu Diệu Nữ. Trong 11 hoàng tử, một Công chúa cùng một người Con nuôi là Dương Hy Liễn của Vua Lê ĐẠi Hành, thì Long Việt được lập làm Thái tử sau khi người con trưởng là thái tử Long Thâu mất, Giữa năm 1005.
Trung Tông vâng di chiếu nối ngôi thì xảy ra biến loạn, lên ngôi được 3 ngày, Lê Long Đĩnh làm loạn nhưng vì Long Đĩnh là Em cùng Mẹ mà Trung Tông không nỡ giết, tha cho .. Sau Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết . Trung Tông, thọ 22 tuổi .. Sau khi Trung Tông chết Long Đĩnh lên ngôi, truy đặt thụy cho vua là Trung Tông Hoàng Đế, cho Lý Công Uẩn làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ.
Nhận định: Lê Hoàn là một vị Vua có Tài có đức, tâm trong sáng yêu nước thương dân biết trọng người tài mà sử dụng như :
- Ông đã giết Phạm Hạp vì tội làm loạn, nhưng lại trọng dụng em Hạp là Phạm Cự Lạng, dùng làm tướng, thăng tới chức thái úy chỉ huy quân đội. Con của Nguyễn Bặc, một người cùng bị giết với Phạm Hạp là Nguyễn Đê cũng được cất nhắc làm quan võ chủ chốt của quân đội nhà Tiền Lê ...
- Ông đã giết Phạm Hạp vì tội làm loạn, nhưng lại trọng dụng em Hạp là Phạm Cự Lạng, dùng làm tướng, thăng tới chức thái úy chỉ huy quân đội. Con của Nguyễn Bặc, một người cùng bị giết với Phạm Hạp là Nguyễn Đê cũng được cất nhắc làm quan võ chủ chốt của quân đội nhà Tiền Lê ...
- Ông cũng chính là mẫu người quân tử nhân hậu không ai oán toan tính thù hằn riêng tư, như trong việc dùng Trịnh Tú, Lưu Cơ, là hai trong bộ tứ Trụ triều đình "Điền, Bặc, Tú, Cơ" theo vua Đinh từ thuở còn hàn vi mà ông vẫn trọng dụng, không vì lý do "cùng bè đảng" hoặc tư lự ai oán riêng tư hiềm khích kiếm cớ trừ khử hay sa thải .
- Về ngoại giao: năm Canh Dần (990) ông đã sai Đinh Thừa Chính mang 9 chiến thuyền và 300 quân sang tận Liên Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) đón sứ thần nhà Tống, khi đoàn sứ Tông tới kinh đô Hoa Lư trong cảnh tưng bừng khác lạ.dưới sông, chiến thuyền tinh kỳ san sát; bên các sườn núi, quân lính võ phục chỉnh tề, gươm giáo sánh lòa; trên các cánh đồng, hàng trăm hàng ngàn trâu bò rong ruổi đen đặc, bụi bay mù mịt. Sứ Tống không thể không thấy sự hùng mạnh, giàu mạnh của nước Việt.
Theo nghi lễ của Tống triều, khi nhận chiếu thư của "Thiên Triều", vua các nước chư hầu phải "lạy". Nhưng Lê Hoàn giải thích vừa đi đánh giặc Mán, ngã ngựa, chân đau, không lạy được, còn mời sứ giả xem những người lính Đại Cồ Việt tay không đánh nhau với hổ, tiếp đến trò biểu diễn Trăn dữ, có thể nuốt người ăn thịt hoặc vặn mình cho đến nát, song đã bị người lính bé nhỏ điều khiển, cho quấn lên cổ mà không khiếp sợ... Xong sai người mang Trăn tới nói với sứ Tống: "Nếu sứ thần ăn được thịt trăn thì vua tôi sẽ cho người làm cỗ để mời". Sứ Tống khiếp đảm từ chối. Với những trò chơi mạo hiểm tài tình khiến cho Sứ thần Tống Cảo một phen sợ toát mồ hôi.
Trước khi đoàn Tống Cảo về nước, Lê Hoàn thẳng thắn bảo họ: "Sau này, nếu có quốc thư thì nên giao nhận ngay đầu địa giới, không phiền sứ thần đến đây nữa". Vua Tống đã đồng ý.
Lê Hoàn là người giỏi xoay sở, nhận định công việc chính xác thận trọng, quyết đoán nhanh chóng, biết vận dụng sức người khi lòng đang hăng say quyết tử để mà giành thắng lợi như: Trong việc trực tiếp xuất quân đánh Chiêm Thành năm 982, cả đi liền về trong vòng có một năm, không những thắng trận chém Tướng, phá hủy Thành trì, Đền miếu mà còn bắt sống tướng sĩ nhiều vô kể, cùng với tài nữ trong cung 100 người và một nhà sư người Thiên Trúc, lấy các đồ quý đem về, thu vàng bạc của báu hàng vạn .(Lê Đại Hành là một vị vua tài giỏi và anh hùng)
Theo nghi lễ của Tống triều, khi nhận chiếu thư của "Thiên Triều", vua các nước chư hầu phải "lạy". Nhưng Lê Hoàn giải thích vừa đi đánh giặc Mán, ngã ngựa, chân đau, không lạy được, còn mời sứ giả xem những người lính Đại Cồ Việt tay không đánh nhau với hổ, tiếp đến trò biểu diễn Trăn dữ, có thể nuốt người ăn thịt hoặc vặn mình cho đến nát, song đã bị người lính bé nhỏ điều khiển, cho quấn lên cổ mà không khiếp sợ... Xong sai người mang Trăn tới nói với sứ Tống: "Nếu sứ thần ăn được thịt trăn thì vua tôi sẽ cho người làm cỗ để mời". Sứ Tống khiếp đảm từ chối. Với những trò chơi mạo hiểm tài tình khiến cho Sứ thần Tống Cảo một phen sợ toát mồ hôi.
Trước khi đoàn Tống Cảo về nước, Lê Hoàn thẳng thắn bảo họ: "Sau này, nếu có quốc thư thì nên giao nhận ngay đầu địa giới, không phiền sứ thần đến đây nữa". Vua Tống đã đồng ý.
Lê Hoàn là người giỏi xoay sở, nhận định công việc chính xác thận trọng, quyết đoán nhanh chóng, biết vận dụng sức người khi lòng đang hăng say quyết tử để mà giành thắng lợi như: Trong việc trực tiếp xuất quân đánh Chiêm Thành năm 982, cả đi liền về trong vòng có một năm, không những thắng trận chém Tướng, phá hủy Thành trì, Đền miếu mà còn bắt sống tướng sĩ nhiều vô kể, cùng với tài nữ trong cung 100 người và một nhà sư người Thiên Trúc, lấy các đồ quý đem về, thu vàng bạc của báu hàng vạn .(Lê Đại Hành là một vị vua tài giỏi và anh hùng)
Phải chăng khi giữ ngai vàng
Siêng năng đánh dẹp dựng xây cơ đồ
Cháu con chưa tỏ rõ lòng
Sinh ra loạn phản sinh thành phá nhau
Lê Đại Hành ở ngôi vua 24 năm, thọ 65 tuổi , băng hà ở điện Trường Xuân.
Tính đến năm 2014, Các nhà nghiên cứu đã thống kê, được hơn 48 nơi thờ Lê Đại Hành (trong đó có 16 nơi thờ riêng, 5 nơi phối thờ với bà Đô Hồ phu nhân, 3 nơi phối thờ với Thái hậu Dương Vân Nga và 24 nơi thờ với các vị thần khác). Ninh Bình là tỉnh có nhiều di tích thờ Lê Hoàn nhất 13 nơi, tiếp theo là Thái Bình với 10 nơi, Hà Nội có 10 nơi, Nam Định 4 nơi, Hà Nam 3 nơi, Hải Dương, Thanh Hóa 2 nơi, các tỉnh như Hưng Yên, Hải Phòng, Phú Thọ cũng đã tìm thấy 1 nơi thờ.
Sau cái chết bí ẩn của Lê Long Đĩnh, vị hoàng đế thứ 3, cũng là vị hoàng đế cuối cùng của nhà tiền Lê trong lịch sử Việt Nam, khi ông tuổi 24 dẫn đến việc chấm dứt nhà tiền Lê, quyền lực rơi vào tay nhà Lý.
Lê Long đĩnh hay Lê Ngọa Triều, ông cai trị được 4 năm, đến tháng 10, ngày Tân Hợi, năm Kỷ Dậu(tức ngày 19 tháng 11 năm 1009 thì băng hà, thọ 24 tuổi. Con trai là Sạ còn bé, với sự ủng hộ của quan Chi hậu Đàm Cam Mộc, cùng thiền sư Vạn Hạnh. Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà hậu Lý, và cũng là người đã sáng lập ra triều đại nhà Lý.
Các bộ sử cổ của Việt Nam như: Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, thống nhất chép rằng tháng 10 năm 1009, Lê Long Đĩnh mất và cái chết của ông là hậu quả của sự hoang dâm, mê tửu sắc mà có.
Trong khu di tích Cố Đô Hoa Lư có ngọn núi Mã Yên (Yên Ngựa) cao khoảng 200m là nơi làm án phong. Trên đỉnh có lăng mộ Đinh Tiên Hoàng với niềm tin Vạn Thắng Vương, dù ngài mất nhưng vẫn ngồi vững chắc trên yên ngựa để bảo vệ cho non sông bờ cõi Việt Nam. Là con dân Việt Nam ai ai cũng tin yêu quý trọng, và có ngài trong lòng ..
Vượt lên 265 bậc thang đá là tới đỉnh, là nơi thi hài của ông được an táng trên đó, như khẳng định sự nghiệp cao cả của vua Đinh Tiên Hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam.. Từ trên đó du khách có thể thả hồn với non nước Trang An hùng vĩ với toàn cảnh Cố Đô Hoa Lư, những Đền Đài trầm mặc ẩn hiện hòa với những khu dân cư hiện đại.
Vượt lên 265 bậc thang đá là tới đỉnh, là nơi thi hài của ông được an táng trên đó, như khẳng định sự nghiệp cao cả của vua Đinh Tiên Hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam.. Từ trên đó du khách có thể thả hồn với non nước Trang An hùng vĩ với toàn cảnh Cố Đô Hoa Lư, những Đền Đài trầm mặc ẩn hiện hòa với những khu dân cư hiện đại.
Hình ảnh núi Yên Mã trước đền thờ - Đinh Tiên Hoàng
Hình ảnh Đền Trình - Phong cảnh non nước hữu tình như tranh thủy mặc của Tràng An
Trải qua hơn Nghìn năm văn hiến đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam, Ông Cha ta đã để lại cho Việt Nam những kho tàng di sản văn hóa đầy quý báu, với những chân dung về những hình ảnh anh hùng vĩ đại, xứng danh là niềm tự hào của dòng dõi con hồng cháu lạc với Bạn bè năm Châu. Thiết nghĩ .. không cần phải đi đâu xa hơn mới có thể tìm thấy những tấm gương sáng để cho mình học tập và noi theo, mà ở ngay trên quê hương yêu dấu của chính mình, với đồng bào dân tộc, kết nối về cội nguồn, bạn có thể tìm thấy mình rõ nhất, mình là ai, sinh ra và lớn lên như thế nào .. để rồi bây giờ khôn lớn bạn muốn gì? với sứ mệnh của mình là Con dân Việt Nam, bạn sẽ làm gì cho quê hương đất nước ngay bây giờ ... ?
Hình ảnh Hồ Gươm thanh lịch giữa lòng Thủ Đô
Mỗi khi nhắc đến Tên người
Núi sông hùng vĩ gắn liền địa danh
Tâm tư bỗng thấy thương mình
Thương yêu bờ cõi thương ngày tháng qua
Quê hương gió rét thăng trầm
Nắng mưa rầu rĩ bốn mùa hắt hiu
Bấy nhiêu sao vẫn phi thường
Nước trên ngàn xuống vẫn hoài mát trong
Sáng mai đón ánh mặt trời
Nâng niu mầm lá cho cành mãi xanh
Cho chim đua hót trên cành
Cho Xuân Hạ thắm Thu Đông dịu dàng
Núi sông hùng vĩ gắn liền địa danh
Tâm tư bỗng thấy thương mình
Thương yêu bờ cõi thương ngày tháng qua
Quê hương gió rét thăng trầm
Nắng mưa rầu rĩ bốn mùa hắt hiu
Bấy nhiêu sao vẫn phi thường
Nước trên ngàn xuống vẫn hoài mát trong
Sáng mai đón ánh mặt trời
Nâng niu mầm lá cho cành mãi xanh
Cho chim đua hót trên cành
Cho Xuân Hạ thắm Thu Đông dịu dàng
Những Thành trì cổ đại hùng vĩ như Hoàng Thành Thăng Long, Thành cổ Nhà Hồ hay Cố Đô Hoa Lư đầy tráng lệ, cũng như non nước Việt Nam mềm mại là vậy .. nó luôn thăng trầm biến đổi theo từng cung đoạn, từng thời kỳ của những Triều đại mà do chính người lãnh đạo chỉ đường soi lối ấy là vậy.. Từ thuở xa xưa tên gọi của nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, đã từng dùng nhiều Quốc Hiệu khác nhau, bên cạnh đó có những danh hiệu đã xưng tên, chưa được dùng chính thức hay đã dùng chính thức, cũng là để chỉ tên cho một vùng lãnh thổ của một quốc gia độc lập như Đất nước Việt Nam ngày hôm nay.
Theo Bách Khoa Toàn Thư : Từ ban đầu nước Việt Nam có tên gọi là "Xích Quỷ" là một quốc gia cổ đại của cư dân Bách Việt, tên nước Xích Quỷ được xem là Quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam vào đầu thời Hồng Bàng . Theo chữ Hán từ được đọc là Thích màu đỏ, có nghĩa là ma quỷ, Quỷ mặc áo đỏ .. Ám chỉ trang phục của người Xích quỷ có màu đỏ, trên người xăm đầy mình, nên người Hán gọi là quỷ. Tự sau này người Xích quỷ gọi cho mình là người Việt. Theo Kinh dịch Xích quỷ là chỉ màu đỏ ở Phương nam, là nơi văn minh.
- Bờ cõi nước Xích Quỷ lúc bấy giờ phía bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Nam Hải.
- Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào khoảng năm nhâm tuất (2879 trước Tây Lịch?) và lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân.
- Sau có tên là "Nam Việt" do Nhà Triệu là Triệu Đà sáng lập và tồn tại từ năm (207 đến năm 111 TCN).
- Và "An Nam" là tên danh của người nước ngoài xưng chỉ lãnh thổ Việt Nam trong thời kỳ thời Bắc Thuộc (Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ), nhà Đường bên Trung Quốc đã đặt tên cho khu vực lãnh thổ tương ứng với khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay là An Nam đô hộ phủ vào những năm (673-757 và 768-866 ). Chưa được dùng làm quốc hiệu.
- Những quốc hiệu chính thức của nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam theo dòng lịch sử mà các quốc hiệu này đều được ghi chép rõ ràng trong các sách lịch sử Việt Nam, hoặc được chính thức sử dụng trong nghi thức ngoại giao quốc tế của từng thời ..
- Văn Lang: được coi là quốc hiệu đầu tiên chính thức cho Việt Nam. Quốc gia có kinh đô đặt ở Phong Châu xưa, nay là tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Văn Lang tồn tại cho đến năm 258 - TCN.
- Sang năm 257 TCN, nước Âu Lạc được dựng lên, từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán - An Dương Vương, Âu Lạc có lãnh thổ bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần đông nam Quảng Tây (Trung Quốc).
- Khoảng cuối thế kỷ thứ III TCN, đầu thế kỷ thứ II TCN (năm 208 TCN hoặc 179 TCN), Triệu Đà (quận úy Nam Hải - nhà Tần) tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị xóa sổ trong thời gian dài.
- Vạn Xuân: là quốc hiệu của trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi, thoát khỏi chính quyền trung ương của Trung Hoa, do nhà tiền Lý, là Lý Bí tức Lý Nam Đế nhân thắng quân địch, tự xưng là Nam Việt đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân, có ý mong xã tắc lâu dài đến muôn đời. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602 thì bị nhà Tùy tiêu diệt.
- Tĩnh Hải: hay Tĩnh Hải quân tên gọi từ thời Thời Bắc Thuộc III, trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 602 đến năm 905. Thời kỳ này bắt đầu khi Tùy Văn Đế sai Lưu Phương đánh chiếm nước Vạn Xuân, bức hàng Hậu Lý Nam Đế, kéo dài cho đến khi Khúc Thừa Dụ tiến vào Đại La, giành quyền cai quản toàn bộ Tĩnh Hải quân năm 905 - thời Đường Ai Đế,ông vua bù nhìn trong tay quyền thần Chu Ôn. tới hết thời loạn 12 sứ quân, kéo dài 102 năm từ (866-968).
- Đại Cổ Việt: là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến nhà tiền Lê và đầu thời nhà Lý, do Đinh Thiên Hoàng đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm đến năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu Đại Việt.
- Đại Việt là quốc hiệu từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục (gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc nhà Minh), đến năm 1804, trải qua các vương triều nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê, nhà Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm.
- Đại Ngu là quốc hiệu của thời nhà Hồ. Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Sau khi nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và nhà Hậu Lê giành lại độc lập cho Việt Nam, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt.
- Quốc hiệu Đại Ngu, theo truyền thuyết họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn (là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ), sau cũng là nơi Vĩ Mãn, con Ngu Yên, hậu duệ vua Ngu Thuấn được phong vương và khởi sinh họ Hồ tại đây gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm tên họ. Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Chữ Ngu ở đây có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình", chứ không có nghĩa là "ngu si".
- Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn do Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa, lên nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804.
- Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi xin nhà Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam, ngụ ý một nước Nam rộng lớn. Tuy nhiên nhà Thanh đã không chính thức chấp thuận. Khi nhà Thanh bắt đầu suy yếu, vua Minh Mạng đã chính thức đơn phương công bố quốc hiệu mới Đại Nam vào ngày 15 tháng 2 năm 1839. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945.
- Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập và thành lập chính phủ độc lập trên danh nghĩa vào ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là nhà học giả Trần Trong Kim làm thủ tướng, với quốc hiệu Đế quốc Việt Nam. với chính thể quân chủ lập hiến
- Trong thực tế Đế quốc Nhật Bản vẫn cai trị Nam kỳ. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đông Minh, Nam Kỳ mới được trao trả ngày 14 tháng 8 năm 1945, nhưng 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Đứng trên danh nghĩa là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, danh xưng Đế quốc Việt Nam được chính thức dùng làm quốc hiệu trong 5 tháng và đất Nam Kỳ được thống nhất về mặt danh nghĩa vào đất nước Việt Nam.
- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: là tên gọi của cả nước Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1947 và miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1976. Nhà nước này được thành lập vào ngày mùng 2 tháng 9 năm 1954 và chính là (ngày Quốc khánh của Việt Nam ngày nay). Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối đầu với Thực dân Pháp và Quốc gia Việt Nam được lập ra dưới cái ô của Pháp năm 1949. Trong thời kỳ năm 1954 đến năm 1975, chính thể này phải đối đầu với Việt Nam Cộng hòa được thành lập tại miền Nam Việt Nam
- Quốc gia Việt Nam là danh xưng của toàn bộ vùng lãnh thổ Việt Nam, ra đời chính thức từ Hiệp ước Elysée ký ngày mùng 8 tháng 3 năm 1949, giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại. Về danh nghĩa, chính quyền thuộc khối Liên hiệp Pháp, độc lập, đối kháng và tồn tại trên cùng lãnh thổ với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Danh xưng Quốc gia Việt Nam tồn tại trong 6 năm từ năm 1949 đến năm 1955. Năm 1955, Ngô đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, giải tán Quốc gia Việt Nam, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
- Việt Nam Cộng hòa là tên gọi quốc gia được thành lập tại miền Nam Việt Nam, kế tục Quốc gia Việt Nam từ năm 1949 đến năm 1955. Trong Cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam năm 1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền này tồn tại độc lập với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong 20 năm và sụp đổ vào năm 1975.
Ngày mùng 2 tháng 7 năm 1976 Quốc hội khóa 6 nước "Việt Nam Dân chủ cộng hòa" đã quyết định đổi tên Đất nước và Quốc hiệu chính thức thành "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" và sử dụng từ đó cho đến nay.
- Trong mỗi bước đi của giai đoạn từng thời kỳ qua thế kỷ với một dân tộc nhỏ bé như Việt Nam, đất nước chúng ta, lại có những người Anh hùng mà ngàn đời sau mãi mãi con cháu chúng ta còn biết đến .. đó là niềm tự hào, là vinh dự của dân tộc của những người con hồng cháu lạc, có những con người thần kỳ vĩ đại, đầy lý trí kiên cường sắt đá, kiệt xuất đứng dậy vươn lên trong các cuộc đấu tranh giành độc lập cho sự sinh tồn và phát triển của dân tộc ..
- Với những bước ngoặt lớn cho sự thay đổi trong nền văn hóa hòa bình yêu thương, lòng trung thành tuyệt đối với cả dân tộc mà được nhân dân tôn vinh và lịch sử dân tộc ghi nhận là Anh hùng dân tộc của (thời đại), mãi mãi trở thành những biểu tượng, niềm tự hào bất diệt cho con cháu noi gương và học tập.
- Trong lịch sử Việt Nam hàng nghìn năm bảo vệ và phát triển đất nước của dân tộc, đã xuất hiện nhiều anh hùng bất diệt kiên cường .. thật là niềm tự hào vĩ đại của dân tộc . Những anh hùng tiêu biểu. Ngày 21/6/2013, tại văn bản số 2296/BVHTTDL-MTNATL, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã đưa ra danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam theo thứ tự từng thời gian như sau:
- Quốc tổ Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh. Hiện đang có ý kiến đề nghị truy phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là Anh hùng Dân tộc .
Như hiện nay với nền khoa học hiện đại và công nghệ văn minh tiến bộ, những sắc màu âu á pha trộn hầu như đã thay đổi toàn bộ diện mạo con người và đất nước Việt Nam chúng ta, tuy nhiên vẫn còn đó những vùng đất ngày đêm cứ hiên ngang nguyên vẹn đi qua hàng trăm, hàng ngàn năm, mãi mãi in đậm những dấu ấn bản sắc dân tộc cổ đại xưa cũ để đi đến với một đất nước Việt Nam hiện đại như ngày nay :
Như những Thánh địa Mỹ Sơn, làng cổ Đường Lâm, đền Côn Sơn - Kiếp Bạc .. Đặc biệt là những Thành trì vững chắc như "Hoàng thành Thăng Long, Thành cổ nhà Hồ, Cố đô Hoa Lư".
Đó là những Thành trì, là những thời đại của những con người Việt Nam cổ đại từ xa xưa, họ vẫn còn đó với những kiến trúc, mái Nhà, Làng mạc, Đền chùa... cùng với đất trời giữa thiên nhiên bao la hùng vĩ, để rồi mãi mãi nó gắn liền với những con sông, bờ đê, đồng lúa, những cung đường công trình, của những con người lớp lớp các thế hệ da vàng máu đỏ xưa và nay, mãi mãi luôn xanh tươi cùng vượt thời gian để tiến tới một xã hội loài người văn minh lịch sự .. sống cho hòa bình yêu thương và bình đẳng .. !
Kính chúc các Anh Chị và các Bạn đang sinh sống trong và ngoài nước Việt Nam, cùng các Bạn trẻ bây giờ và mai sau mãi mãi.. ai là con hồng cháu lạc, luôn luôn có một sức khỏe thật tốt, một gia đình thật yêu thương hạnh phúc đầy hãnh diện khi nhớ về quê hương cội nguồn của mình .. !
Kính chúc các Anh Chị và các Bạn đang sinh sống trong và ngoài nước Việt Nam, cùng các Bạn trẻ bây giờ và mai sau mãi mãi.. ai là con hồng cháu lạc, luôn luôn có một sức khỏe thật tốt, một gia đình thật yêu thương hạnh phúc đầy hãnh diện khi nhớ về quê hương cội nguồn của mình .. !
_________DS & CN_____20 / 08 / 2015_____Trương văn Khẩn_________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét