Yêu thương kín kẽ mọi bề
Hiếu thương Cha Mẹ đó là thảo ngoan
Khôn lanh bản chất dị thường
Giành tranh chèn ép thói đời tật hư
Thiên thai tạo hóa sinh thành
Tối cao "Tri thức" gắn liền với Nhân
Tạo nên cuộc sống hoa màu
Thanh cao trong sáng êm đềm thiết tha
"Nhân văn Tri thức" Nhân tài
Trải qua giáo dưỡng theo dòng thời gian
Bao năm bao kiếp con người
Cùng nhau xây đắp mỗi ngày đẹp hơn
Với một cơ thể đứng thẳng giải phóng hai chi trước khỏi việc di chuyển, để chuyên dùng vào việc cầm nắm, nghỉ ngơi, cho phép con người được dùng nhiều công cụ hơn tất cả những loài động vật khác, cùng 5 bộ phận giác quan chuẩn kết hợp từ một thân hình đẹp đẽ hoàn thiện và bộ não phát triển... Chúng ta đã nhận biết tất cả mọi sự việc đúng sai, cái đẹp cái xấu... với tấm lòng cao thượng và những hiểu biết học hỏi về Khoa học kỹ thuật, thông tin văn hóa, nghệ thuật ca kịch, cũng như ý thức văn minh của cuộc sống cộng đồng xã hội...
Ai cũng vậy, đã và chỉ một lần khi được sinh ra và sống cùng trên trái đất với không gian muôn vàn hoa màu tươi sắc .. một cuộc sống đầy thơ mộng, mỗi một thời gian là một quá khứ, là một kỷ niệm đẹp ấp ủ trong trái tim ... những sự việc đúng sai, những vui buồn cay đắng, những giây phút ngây thơ bồng bột, nó đã nuôi dưỡng và cho chúng ta khôn lớn trưởng thành, để rồi hiểu biết về một cuộc sống hiện thực, một môi trường có đầy đủ về Văn hóa xã hội, đang phát triển mạnh trên nền Kinh tế,Chính trị và Khoa học. Bởi vậy "Nhân văn, Tri thức" và Đạo lý làm người rất quan trọng và cần thiết cho mỗi chúng ta, để mãi mãi cùng nhau xây dựng lên một con người, một gia đình, đất nước, một dân tộc xã hội loài người văn minh và bình đẳng, sống trong tình yêu thương hòa bình..
Quanh ta trái đất con người
Bao la vũ trụ những điều thực hư
"Nhân văn" cho thấy con người
Sống trong thế hệ qua nhiều thời gian
Sử ghi in chép lưu thành
Giao thương văn hóa kết rộng vòng tay
Cùng nhau sách bút học hành
Phương trâm chân lý muôn đời đẹp hay
Nhân Văn: nghĩa là người có học, có văn hóa... còn được gọi là "nhân văn học", nó được kết hợp các ngành học chuyên nghiên cứu về văn hóa con người, chủ yếu sử dụng các phương pháp: phân tích, tìm tòi, lập luận, hoặc suy đoán... nhưng quan trọng nó còn có đáng kể về yếu tố của lịch sử. Khái niệm của "Nhân văn" khác hoàn toàn với cách tiếp cận dựa trên thí nghiệm của các ngành khoa học tự nhiên.
Các ngành nhân văn bao gồm: ngôn ngữ học (cổ điển và hiện đại), văn học, triết học, tôn giáo, cùng các ngành nghệ thuật như: nhạc, kịch, múa hát...
Cùng các ngành nhân văn khác như lịch sử học, nhân học, và lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về truyền thông, văn hóa, nghiên cứu về luật, và ngôn ngữ học.. đều được xếp vào là các ngành "khoa học xã hội" bao gồm các các lĩnh vực của "nhân văn học" như:
Cổ điển học: trong cổ điển học, theo truyền thống học thuật của phương Tây, là ám chỉ các nền văn hóa cổ đại, trong đó là Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại, qua nghiên cứu cho thấy đây là một trong những nền tảng của "nhân văn học" tuy nhiên, sự phổ biến của nó giảm dần ở thế kỉ 20. Mặc dù vậy, ảnh hưởng của các tư tưởng cổ điển học vẫn còn rất lớn trong nhiều khía cạnh của nhân văn học, chẳng hạn như: triết học và văn học.
Ngoài nghĩa truyền thống và học thuật của thuật ngữ "cổ điển học", ta còn có bao gồm cả các tác phẩm kinh điển từ các nền văn hóa lớn khác như:
Lịch sử học: Lịch sử học về cơ bản là thông tin về quá khứ đã được lưu giữ một cách đầy đủ có hệ thống, lịch sử còn ám chỉ công việc nghiên cứu và giải mã các hồ sơ được lưu trữ về phong tục, tập quán của con người xưa cũ cũng như địa hình, xã hội, hay bất kỳ một chủ đề nào từ xa xưa, đến nay nó vẫn còn nguyên hiện trạng hoặc đã thay đổi theo thời gian... Kiến thức của lịch sử được gọi là sự kiện quá khứ, tư duy của thay đổi, theo truyền thống thì nghiên cứu lịch sử cũng được xem là một phần của nhân văn học. Trong giới học thuật hiện đại, lịch sử đôi khi được xếp vào ngành "khoa học xã hội".
Ngôn ngữ học: hay ngữ lý học lại là bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ, qua nghiên cứu ngôn ngữ, người ta thấy giữa hai ngôn ngữ cổ điển và hiện đại, khi kết hợp với nhau chính nó đã tạo lập nên nền tảng cốt lõi của "nhân văn học", được gọi là "ngôn ngữ học", đây cũng là một môn khoa học xã hội, việc nghiên cứu các ngôn ngữ học vẫn là trọng tâm của nhân văn học.
Rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu của triết học thế kỷ 20 và 21, đã phân tích giải mã ngôn từ, cách phát âm, viết chữ... đã cho thấy sự phát triển của các ngôn ngữ, đều được hoàn chỉnh dần dần qua thời gian, ví dụ như văn học, họ đã tìm thấy cách sử dụng ngôn từ là khác nhau như: văn xuôi, thơ ca và kịch nói, và được xếp vào trong ngành "nhân văn học" hiện đại. Trong các chương trình giảng dạy của ngôn ngữ theo cấp đại học, thường phải nghiên cứu các tác phẩm văn học kinh điển, bằng chính ngôn ngữ đó, cũng như phải nghiên cứu sâu về bản thân các ngôn ngữ đã học.
Rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu của triết học thế kỷ 20 và 21, đã phân tích giải mã ngôn từ, cách phát âm, viết chữ... đã cho thấy sự phát triển của các ngôn ngữ, đều được hoàn chỉnh dần dần qua thời gian, ví dụ như văn học, họ đã tìm thấy cách sử dụng ngôn từ là khác nhau như: văn xuôi, thơ ca và kịch nói, và được xếp vào trong ngành "nhân văn học" hiện đại. Trong các chương trình giảng dạy của ngôn ngữ theo cấp đại học, thường phải nghiên cứu các tác phẩm văn học kinh điển, bằng chính ngôn ngữ đó, cũng như phải nghiên cứu sâu về bản thân các ngôn ngữ đã học.
Luật Pháp học: là do con người đã nghiên cứu và soạn thảo ra luật pháp, luật pháp là một loạt hệ thống của các quy định, nó không giống như (quy tắc đạo đức), khả năng điều chỉnh và thực thi của nó phải được thông qua tập thể cùng thống nhất. Việc nghiên cứu luật pháp nằm trong ranh giới giữa "khoa học xã hội và nhân văn học". Luật pháp không phải lúc nào cũng có thể thực thi, nhất là trong bối cảnh quan hệ quốc tế. Nó được định nghĩa là "một hệ thống các quy định", hay "sự diễn giải các khái niệm" nhằm mục đích cho con người đạt được công lý, lẽ phải hoặc cũng có thể là một loại pháp quyền để bảo vệ lợi ích của mọi người trong phạm vi cộng đồng của họ, thậm chí luật pháp có thể được xem là "sự cai trị được hậu thuẫn bằng các hình phạt". Tuy nhiên, có người lại xem luật pháp là một "chỉnh thể xã hội Tư hoàn chỉnh". Luật pháp được coi là chính trị, do bởi các chính trị gia tạo ra nó bằng các Luật lệ và triết học thông qua các quan điểm đạo đức và hình thành nên ý tưởng của nó, luật pháp cũng là kinh tế học: vì bất kỳ quy định nào về hợp đồng, hành vi cá nhân hay tập thể về luật sở hữu, luật lao động, luật doanh nghiệp, và nhiều luật khác nữa... có thể tác động lâu dài, hoặc trong một thời gian nhất định nào đó, với sự phân chia của cải và nhân quyền con người trong xã hội.
Văn học: là thể loại để đọc và diễn tả, là một thuật ngữ rất mơ hồ, theo một nghĩa rộng nhất, nó có thể là bất kỳ một văn bản ngôn ngữ và thao tác nào đã được lưu truyền dưới một hình thức nào đó (bao gồm cả truyền miệng và thao tác). Ở một nghĩa hẹp hơn văn học thường được sử dụng để chỉ những tác phẩm sáng tạo như: truyện kể, thơ ca và tuồng kịch, cũng như trong thực tế đời thường văn học còn được định hình bằng diễn tả công việc, từ công việc chuyển thành văn viết, từ văn viết diễn giải ra việc làm... "học và làm" đều được định nghĩa là "văn vẻ của con người".
Triết học: là môn chuyên dùng lý lẽ của bằng chứng biện luận, là sự tôn trọng "quý mến sự khôn ngoan" của con người trong quan hệ giao tiếp. Khoa học đã nghiên cứu, triết học là vấn đề liên quan đến sự sinh tồn và phát triển của kiến thức ví dụ như: biện luận, chứng kiến cho sự việc đúng-sai, minh bạch cho công lý về cái đẹp-xấu, trong "tâm trí và ngôn ngữ" của con người.
Tư tưởng triết học và tôn giáo: xuất phát từ tiếng La tinh nghĩa là ("tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh" hay "bổn phận của sự gắn kết giữa con người với thần linh"). Nó được xuất hiện ở cả phương Đông và phương Tây, đặc biệt vào khoảng thế kỷ 6 TCN. Trong thời gian trải đã qua đó, đã có rất nhiều tôn giáo đã phát triển ra khắp thế giới như: Hindu giáo, Jaina giáo, Sikh giáo và Phật giáo tại Ấn Độ, những tôn giáo này xuất phát từ những truyền thống tương đồng liên quan mật thiết, ảnh hưởng liên tục lẫn nhau mà cùng phát triển lâu dài trong một môi trường, dưới những điều kiện chính trị, xã hội và kinh tế gần giống nhau nên tất cả những nhánh tôn giáo Ấn Độ này đều mang những điểm tương đồng rất rõ.
Hindu giáo theo tiếng Ba Tư bắt đầu được dùng cuối cùng, ở trong thế kỉ 19, danh từ "Hinduism" trở nên rất thông dụng. Như vậy thì từ "Hinduism" - được dịch là Ấn Độ giáo, ở đây - không phải là một danh hiệu tự xưng của một tôn giáo Ấn Độ, nhưng tên này lại ảnh hưởng đến quan điểm tự nhận của phong trào Tân Ấn Độ giáo, trong thế kỉ 19 và thế kỉ 20 vì nó gợi ý chung cho một sự thống nhất tôn giáo trong cuộc chiến giành độc lập Ấn Độ, và được dùng để phản ứng các khuynh hướng phân chia ngày nay.
Ấn Độ giáo là tên chỉ những nhánh tôn giáo chính có tương quan với nhau và hiện còn tồn tại ở Ấn Độ, có Khoảng 80% người Ấn Độ tự xem mình là người theo Ấn Độ giáo và người ta cho rằng, có khoảng 30 triệu người theo Ấn Độ giáo sống tại hải ngoại.
Ngày nay, người ta biết được hàng loạt tôn giáo của người Ấn Độ và các thông tin nghiên cứu ngày càng phong phú. Thế nên, từ "Hinduism", (Ấn Độ giáo), không thể mang nghĩa là một tôn giáo nhất định của người Ấn Độ mà chỉ là cách gọi mang ý nghĩa bao quát, chỉ một nhóm tôn giáo có sự tương quan với nhau, nhưng lại khác biệt nhau, xuất phát từ Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh). Các tôn giáo này dù có quan hệ với nhau nhưng cũng khác nhau như sự khác biệt giữa Do Thái giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo và Hồi giáo. Chúng có những khái niệm thượng đế khác nhau, có những pho thánh điển khác nhau cũng như những phương pháp tu tập, hình thức thực hiện nghi lễ khác nhau. Chúng có những hệ thần học khác nhau, lập cơ sở trên những nhà thần học, những bậc đạo sư khác nhau, và tôn xưng các thần thể khác nhau, nhưng cũng đều như những vị Thần tối cao trong họ. Điểm tương đồng căn bản chung là quan điểm luân hồi, tất cả những nhánh Ấn Độ giáo đều hoạt động trong chế độ chủng tính, cuối cùng điểm có chung của tất cả các nhánh Ấn Độ giáo là việc tôn thờ Thánh tượng, việc tôn thờ này - thường có đối tượng là một vị thần nhất định - đã được phổ biến đến mức độ được thu nhập vào nhánh Bất nhị Phệ-đàn-đa nhất nguyên, mặc dù theo giáo lí này, sự thể hiện của một thần linh vẫn còn nằm trên tầng cấp vô minh, hư huyễn.
Những Ấn giáo thời Văn minh lưu vực sông Ấn Độ như: Ấn giáo vệ-đà, Bà-la-môn giáo, Ấn giáo Tì-thấp-nô, Ấn giáo Thấp-bà, Ấn giáo Tính lực, Ấn giáo Bất nhị Phệ-đàn-đa nhất nguyên và Tân Ấn Độ giáo cùng ảnh hưởng đến các tôn giáo khác như: Jaina giáo, Sikh giáo và Phật giáo cũng đã được pháp luật Ấn Độ quy vào Ấn Độ giáo, nhưng Phật giáo lại được cả thế giới công nhận là những một tôn giáo độc lập.
Cùng với Hỏa giáo hay còn được gọi là Hiên giáo, Hỏa hiên giáo hay Bái hỏa giáo do nhà tiên tri Zoroaster(Zarathushtra) sáng lập vào khoảng cuối thế kỷ 7 trước Công nguyên tại miền Đông Đế quốc Ba Tư cổ đại, sau đó phát triển lan rộng sang nhiều nước khác ở Trung đông, Ấn Độ và Trung Hoa. Hỏa giáo cho rằng thế giới gồm có hai bản nguyên đối lập đấu tranh với nhau đó là Thiện nguyên và Ác nguyên:
Thiện nguyên được hóa thân của thần quang minh là (Ánh Sáng), còn Ác nguyên lại hóa thân của thần hắc ám được coi là (Bóng Tối).
Trong cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, con người có thể có ý chí lựa chọn tự do, cũng có quyền quyết định vận mệnh của mình, họ tin rằng, con người sau khi chết, linh hồn phải chịu sự phán xét cuối cùng của thần Ahura Mazđa, thần quang minh sẽ căn cứ vào lời nói và việc làm trên trần gian của con người và cho họ lên thiên đường hay xuống địa ngục, bởi vậy trong lúc còn sống, mọi người phải làm điều thiện, tránh điều ác, bỏ đen tối đi vào chỗ sáng... Tôn chỉ đạo đức của Hỏa giáo là: "Nghĩ điều thiện, nói điều thiện, làm điều thiện". Lửa là đại biểu của quang minh và điều thiện, là biểu tượng tượng trưng cho thần Ahura Mazđa, do đó tôn giáo này có nghi lễ thờ lửa.
Cũng như một số các tín ngưỡng chính tại phương Đông, vào thế kỉ thứ 4 TCN đó là ba trường phái đã thống trị tư duy Trung Hoa cho tới tận ngày nay là Lão giáo, Pháp gia và Khổng giáo, hầu hết các tôn giáo này được định nghĩa thành Đạo giáo: Đạo nghĩa là con đường, là đường đi, giáo là sự dạy dỗ con người, là một nhánh triết học và tôn giáo Trung Quốc, được xem là tôn giáo đặc hữu và chính thống của xứ này. Trong Khổng giáo, tư tưởng có ưu thế hơn cả vì nó không đặt những mong đợi luân lý, chính trị vào sự thúc ép của luật pháp mà quyền lực được dựa trên cơ sở gương mẫu của truyền thống...
Tại phương Tây, triết học người Hy Lạp mà đại diện là các tác phẩm của Plato vĩ đại, là một nhà triết học cổ đại Hy Lạp được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực, có nhiều người coi ông là triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Sokrates là người thầy ông, ông Sinh ra ở Athen và được hấp thụ một nền giáo dục tuyệt vời từ gia đình, ông tỏ ra nổi bật trên mọi lĩnh vực nghệ thuật và đặc biệt là triết học, ngành học mà ông chuyên tâm theo đuổi từ khi gặp người thầy Sokrates đã trực tiếp giáo dưỡng mình... và người học trò tài ba Aristoteles đã phổ biến khắp châu Âu và Trung Đông theo sau sự chinh phạt của người đệ tử Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN.
Hindu giáo theo tiếng Ba Tư bắt đầu được dùng cuối cùng, ở trong thế kỉ 19, danh từ "Hinduism" trở nên rất thông dụng. Như vậy thì từ "Hinduism" - được dịch là Ấn Độ giáo, ở đây - không phải là một danh hiệu tự xưng của một tôn giáo Ấn Độ, nhưng tên này lại ảnh hưởng đến quan điểm tự nhận của phong trào Tân Ấn Độ giáo, trong thế kỉ 19 và thế kỉ 20 vì nó gợi ý chung cho một sự thống nhất tôn giáo trong cuộc chiến giành độc lập Ấn Độ, và được dùng để phản ứng các khuynh hướng phân chia ngày nay.
Ấn Độ giáo là tên chỉ những nhánh tôn giáo chính có tương quan với nhau và hiện còn tồn tại ở Ấn Độ, có Khoảng 80% người Ấn Độ tự xem mình là người theo Ấn Độ giáo và người ta cho rằng, có khoảng 30 triệu người theo Ấn Độ giáo sống tại hải ngoại.
Ngày nay, người ta biết được hàng loạt tôn giáo của người Ấn Độ và các thông tin nghiên cứu ngày càng phong phú. Thế nên, từ "Hinduism", (Ấn Độ giáo), không thể mang nghĩa là một tôn giáo nhất định của người Ấn Độ mà chỉ là cách gọi mang ý nghĩa bao quát, chỉ một nhóm tôn giáo có sự tương quan với nhau, nhưng lại khác biệt nhau, xuất phát từ Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh). Các tôn giáo này dù có quan hệ với nhau nhưng cũng khác nhau như sự khác biệt giữa Do Thái giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo và Hồi giáo. Chúng có những khái niệm thượng đế khác nhau, có những pho thánh điển khác nhau cũng như những phương pháp tu tập, hình thức thực hiện nghi lễ khác nhau. Chúng có những hệ thần học khác nhau, lập cơ sở trên những nhà thần học, những bậc đạo sư khác nhau, và tôn xưng các thần thể khác nhau, nhưng cũng đều như những vị Thần tối cao trong họ. Điểm tương đồng căn bản chung là quan điểm luân hồi, tất cả những nhánh Ấn Độ giáo đều hoạt động trong chế độ chủng tính, cuối cùng điểm có chung của tất cả các nhánh Ấn Độ giáo là việc tôn thờ Thánh tượng, việc tôn thờ này - thường có đối tượng là một vị thần nhất định - đã được phổ biến đến mức độ được thu nhập vào nhánh Bất nhị Phệ-đàn-đa nhất nguyên, mặc dù theo giáo lí này, sự thể hiện của một thần linh vẫn còn nằm trên tầng cấp vô minh, hư huyễn.
Những Ấn giáo thời Văn minh lưu vực sông Ấn Độ như: Ấn giáo vệ-đà, Bà-la-môn giáo, Ấn giáo Tì-thấp-nô, Ấn giáo Thấp-bà, Ấn giáo Tính lực, Ấn giáo Bất nhị Phệ-đàn-đa nhất nguyên và Tân Ấn Độ giáo cùng ảnh hưởng đến các tôn giáo khác như: Jaina giáo, Sikh giáo và Phật giáo cũng đã được pháp luật Ấn Độ quy vào Ấn Độ giáo, nhưng Phật giáo lại được cả thế giới công nhận là những một tôn giáo độc lập.
Thiện nguyên được hóa thân của thần quang minh là (Ánh Sáng), còn Ác nguyên lại hóa thân của thần hắc ám được coi là (Bóng Tối).
Trong cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, con người có thể có ý chí lựa chọn tự do, cũng có quyền quyết định vận mệnh của mình, họ tin rằng, con người sau khi chết, linh hồn phải chịu sự phán xét cuối cùng của thần Ahura Mazđa, thần quang minh sẽ căn cứ vào lời nói và việc làm trên trần gian của con người và cho họ lên thiên đường hay xuống địa ngục, bởi vậy trong lúc còn sống, mọi người phải làm điều thiện, tránh điều ác, bỏ đen tối đi vào chỗ sáng... Tôn chỉ đạo đức của Hỏa giáo là: "Nghĩ điều thiện, nói điều thiện, làm điều thiện". Lửa là đại biểu của quang minh và điều thiện, là biểu tượng tượng trưng cho thần Ahura Mazđa, do đó tôn giáo này có nghi lễ thờ lửa.
Cũng như một số các tín ngưỡng chính tại phương Đông, vào thế kỉ thứ 4 TCN đó là ba trường phái đã thống trị tư duy Trung Hoa cho tới tận ngày nay là Lão giáo, Pháp gia và Khổng giáo, hầu hết các tôn giáo này được định nghĩa thành Đạo giáo: Đạo nghĩa là con đường, là đường đi, giáo là sự dạy dỗ con người, là một nhánh triết học và tôn giáo Trung Quốc, được xem là tôn giáo đặc hữu và chính thống của xứ này. Trong Khổng giáo, tư tưởng có ưu thế hơn cả vì nó không đặt những mong đợi luân lý, chính trị vào sự thúc ép của luật pháp mà quyền lực được dựa trên cơ sở gương mẫu của truyền thống...
Tại phương Tây, triết học người Hy Lạp mà đại diện là các tác phẩm của Plato vĩ đại, là một nhà triết học cổ đại Hy Lạp được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực, có nhiều người coi ông là triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Sokrates là người thầy ông, ông Sinh ra ở Athen và được hấp thụ một nền giáo dục tuyệt vời từ gia đình, ông tỏ ra nổi bật trên mọi lĩnh vực nghệ thuật và đặc biệt là triết học, ngành học mà ông chuyên tâm theo đuổi từ khi gặp người thầy Sokrates đã trực tiếp giáo dưỡng mình... và người học trò tài ba Aristoteles đã phổ biến khắp châu Âu và Trung Đông theo sau sự chinh phạt của người đệ tử Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN.
Cùng các tôn giáo Abraham được phát sinh từ một truyền thống dòng tộc Semit là các tôn giáo độc thần là đấng tối cao duy nhất của Thượng đế tới từ Tây Á cổ xưa, được các tín hữu tìm về nguồn gốc tổ phụ Abraham của người Do Thái và người Ả Rập (khoảng năm 1900 TCN) được coi là ngôn sứ của thiên chúa, có nghĩa là "người có Chúa Kitô hiện hữu (ở trong)", hay "người thuộc về Chúa Kitô". Cuộc đời ông được kể lại trong Kinh thánh Hebrew/Cưu Ước(là phần đầu của toàn bộ kinh thánh Kitô giáo được tuyển chọn từ phần lớn kinh Tanakh của Do Thái giáo. Cựu Ước được sắp xếp thành các phần khác nhau như: luật pháp, lịch sử, thi ca (hay các sách về sự khôn ngoan) và tiên tri. Tất cả các sách này đều được viết trước thời điểm sinh ra của Chúa Giêsu người Nazareth, người mà cuộc đời và tư tưởng là trọng tâm của Tân Ước). cũng như Kinh Koran. Đây là một nhóm lớn các tôn giáo độc thần có liên quan tới nhau, bao gồm Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo, và Hồi giáo, chiếm hơn một nửa số lượng tín đồ tôn giáo trên thế giới hiện nay.
Lịch sử hình thành nhân văn học: Bắt nguồn là ở phương Tây, do việc nghiên cứu chuyên sâu về "nhân văn học" khởi nguồn chính là đất nước Hy Lạp và được chọn làm nền tảng cho giáo dục cho toàn dân. Trong các thời kỳ Rô-ma, khái niệm về 7 môn khoa học đại cương đã được hình thành và phát triển, bao gồm: ngữ pháp học, hùng biện, và logic học cùng với toán học, hình học, chiêm tinh-thiên văn học và âm nhạc học. Những môn này đã kết cấu tạo thành phần lớn trong hệ thống giáo dục thời trung cổ, với trọng tâm hướng vào "nhân văn học" là các kỹ năng và cách thức thực hành.
Sự chuyển đổi lớn xảy ra cùng với chủ nghĩa nhân đạo trong thời kỳ Kháng cách(tin lành cải cách về tôn giáo), khi mà các môn "nhân văn học" bắt đầu được xem là những môn học chỉ để nghiên cứu hơn là thực hành. Đồng thời, nó cũng có sự chuyển đổi tương ứng từ các môn học truyền thống sang các môn lĩnh vực như văn học và lịch sử. Ở cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 quan điểm này sau đó được thách thức bởi phong trào thời kỳ hậu hiện đại, nhằm mục đích định nghĩa lại "nhân văn học" bằng các thuật ngữ mang tính bình đẳng hơn trong xã hội dân chủ dân sự như ngày nay, với đặc trưng bao gồm sự toàn cầu hóa, chủ nghĩa tiêu thụ, đã phân tán quyền lực, nên việc phổ biến kiến thức ngày, mỗi ngày càng được trở nên sâu rộng và dễ dàng hơn.
Trong Nhân Văn học bao gồm tất cả: Nhân văn cổ điển học, Lịch sử học, Ngôn ngữ học, Luật pháp học, Văn học và Triết học, cùng các tư tưởng Tôn giáo học... mục đích chính đều là hướng dẫn, bảo vệ và chỉ đường cho con người đang sống hiện tại, có một trình độ tri thức văn hóa và phong cách, tư tưởng lành mạnh theo lẽ phải có niềm tin thắng lợi cũng như nhu cầu của một cuộc sống gia đình hạnh phúc tươi đẹp.. Đó là quyền của mỗi con người được phép lựa chọn một cuộc sống, công việc cho chính mình và truyền dạy, chuyển giao lại cho con cháu và thế hệ mai sau mãi mãi tốt đẹp hơn ...
Trong Nhân Văn học bao gồm tất cả: Nhân văn cổ điển học, Lịch sử học, Ngôn ngữ học, Luật pháp học, Văn học và Triết học, cùng các tư tưởng Tôn giáo học... mục đích chính đều là hướng dẫn, bảo vệ và chỉ đường cho con người đang sống hiện tại, có một trình độ tri thức văn hóa và phong cách, tư tưởng lành mạnh theo lẽ phải có niềm tin thắng lợi cũng như nhu cầu của một cuộc sống gia đình hạnh phúc tươi đẹp.. Đó là quyền của mỗi con người được phép lựa chọn một cuộc sống, công việc cho chính mình và truyền dạy, chuyển giao lại cho con cháu và thế hệ mai sau mãi mãi tốt đẹp hơn ...
Nhìn xa trông rộng biết nhiều
Tu thân kín kẽ chau dồi với nhau
Xoay quanh "Tri thức" con người
Cùng nhau phấn đấu tìm tòi ý hay
Chuyên sâu "đạo" lý duy trì
Sửa sang "Văn hóa" dựng xây nếp nề
"Chính trị" truyền giữ uyên sâu
Triển khai "Kinh tế" cùng "Khoa học" tài.
Tu thân kín kẽ chau dồi với nhau
Xoay quanh "Tri thức" con người
Cùng nhau phấn đấu tìm tòi ý hay
Chuyên sâu "đạo" lý duy trì
Sửa sang "Văn hóa" dựng xây nếp nề
"Chính trị" truyền giữ uyên sâu
Triển khai "Kinh tế" cùng "Khoa học" tài.
Tri thức: là kiến thức là trình độ hiểu biết của con người vốn có, cũng như được tích tụ bởi sự va chạm học hỏi và rèn luyện trong cuộc sống nhân lên mà có, bao gồm những dữ kiện, thông tin, mô tả, hay kỹ năng thực thi, kỹ xảo điêu luyện... đều được thông qua các giáo trình có hệ thống của giáo dục.
Trong mọi lĩnh vực, thành tựu đạt được của tri thức nó liên quan đến quá trình nhận thức của tri giác như: liên hệ, truyền đạt và suy luận... cũng như mối quan hệ của nó với các khái niệm tương tự như chân lý và niềm tin.
Trên triết học, ngành nghiên cứu về tri thức được gọi là "Tri thức luận" hay "Nhận thức luận", nghĩa là trạng thái thần kinh khi nghiên cứu về bản chất, nguồn gốc, và phạm vi của quá trình nhận thức...
Trên thực tế của cuộc sống con người chúng ta, ai cũng cần phải có kiến thức của tri thức để sử dụng bao gồm tổng thể của người quân tử như: "Nhân, Lễ, Nghĩa,Trí, Tín" cũng như "đạo lý" cốt cách làm người, phải minh bạch, hiếu thảo, có tâm hướng phấn đấu trở thành người hiền tài, đức độ có lợi ích cho gia đình, đất nước và xã hội... chính vì vậy chúng ta ai ai cũng đều phải có Tri thức căn bản phải sâu rộng.
Hiểu đơn giản hơn về Tri thức thì trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như: Ăn uống, giao tiếp hay mua bán, xin, cho, vay mượn, hay nhỏ hơn nữa .. tri thức đều là quan trọng đối với mỗi con người chúng ta để sử dụng mỗi khi cần.
Vậy làm thế nào để xây dựng cho mình có một "Tri thức" căn bản thật vững chắc.. ?
Với xu hướng xã hội loài người phát triển, trong cuộc sống văn minh và hiện đại, mà ai cũng muốn và phấn đấu cho mình có một cuộc sống gia đình ấm no hạnh phúc và tươi đẹp.. chúng ta đều phải dựa trên bốn cơ bản của tri thức đó là: (Văn hóa, Kinh tế, Chính trị và Khoa học).
Trong Tri thức đã được định dạng hóa, có 2 dạng tri thức luôn luôn tồn tại với con người đó là: Tri thức ẩn và Tri thức hiện.
Tri thức hiện, nghĩa là những tri thức đã được giải thích và ghi nhận dưới dạng văn bản, tài liệu, âm thanh, phim ảnh hoặc sách báo ... thông qua bằng ngôn ngữ có lời hoặc không lời, theo một nguyên tắc hệ thống, chương trình máy tính chuẩn mực, cũng như con người đã giảng dạy bằng các phương tiện truyền thông khác. Đây là những tri thức đã được thể hiện ra bên ngoài, rất dễ dàng chuyển giao cho người tiếp nhận qua hệ thống giáo dục và đào tạo chính quy.
Tri thức ẩn, nghĩa là những tri thức thu được từ tư duy sự trải nghiệm trên thực tế, hay vô tình phát giác rồi điêu luyện mà thành, những dạng tri thức này thường ẩn trong mỗi cá nhân và rất khó "mã hóa" chuyển giao cho người tiếp nhận, thường bao gồm như: cảm giác, suy luận, niềm tin, giá trị kinh nghiệm cùng bí quyết, kỹ năng...
Ví dụ: Trong ca hát, các ca sĩ phải có chất giọng tốt và sự cảm nhận của khán giả, cũng như trong bóng đá các cầu phải có khả năng cảm nhận truyền và sút bóng tốt... Đó là một dạng tri thức ẩn, nó nằm trong mỗi con người không thể "mã hóa" thành văn bản, và chuyển giao .. mà người ta chỉ có thể có nó bằng cách tự tìm thấy và tập luyện cho mình.
Những câu chuyện, lời văn, cũng như một lý thuyết giải trình trong việc làm của một người chia sẻ với một người, hay nhiều người cùng lắng nghe và tiếp nhận tiếp trực tiếp với nhau.. đây được gọi là học nghề, giao tiếp và giảng dạy...
Một người mã hóa tri thức của mình ra thành văn bản, thơ ca hay các hình thức hiện hữu khác trên tranh ảnh, bia đá, đồ dùng..., đó gọi là tri thức văn bản, tài liệu, v.v..
Tập hợp các tri thức hiện đã có để tạo ra tri thức khác, cũng như pha trộn xen kẽ, quá trình này được gọi là bản thảo tri thức (thể hiện qua việc sàng lọc, sao lưu rồi chuyển giao thành dữ liệu...)
Tri thức từ dạng tư duy sáng kiến, đọc từ sách vở hay vô tình bắt gặp trong thực tế, cũng như mơ tưởng, mà nhận biết được những ý hay của nó để rút ra thành bài học cho mình, đây gọi là trừu tượng tri thức..
Tri thức là hình thức cao quý nhất của con người khi đã có đủ về trình độ nhận thức và hiểu biết về "Đạo lý sinh tồn", được bao gồm tổng thể các ý thức văn minh như: đạo đức văn hóa, tư duy trí tuệ, công nghệ khoa học cũng như kinh tế chính trị của xã hội.. nó cao hơn cả "quản trị thông tin" với tất cả những thông tin đã được tập hợp, xử lý, lưu trữ, chia sẻ và sử dụng, nó còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đời sống của môi trường xã hội...
Văn hóa: là một khái niệm ẩn chứa nhiều nội dung hàm ý rộng với nhiều cách hiểu khác nhau... nhưng mọi cách hiểu nó chỉ liên quan đến cuộc sống ý thức, vật chất tinh thần của con người. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường biểu hiện qua văn học, nghệ thuật, thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh ... đặc biệt là trong giao tiếp.
Một cách hiểu thông thường khác, văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tính, bao gồm trong "Tri thức" được tiếp nhận...
Văn hóa được liên kết bởi sự tiến hóa trong sinh học của loài người, được coi là sản phẩm của người thông minh, có trình độ học thức và khả năng sáng tạo của con người trong việc định hình của sản phẩm cho chính mình, hoặc khi ra mắt hòa nhập với cộng đồng. Trong thế giới loài người, đã được xác định hơn hẳn bất kỳ loài động vật nào khác và chỉ có con người mới tạo dựng và dựa vào văn hóa để bảo đảm bản năng cho sự sinh tồn của chính mình cũng như giá trị của cuộc sống gia đình và cộng đồng xã hội...
Trong quá trình phát triển, tác động của sinh học cũng như bản năng sinh tồn của con người, dần dần biết nhận thức được giữa cái phải và cái trái, cũng như từ cái đẹp, cái xấu, thì cũng chính là lúc con người giảm bớt được sự hung hãn trong cư sử, khi loài người đạt được trí thông minh để định dạng vị trí môi trường tự nhiên cho chính mình, thì khả năng sự hình thành văn hóa trong mỗi con người sẽ tốt hơn, tư cách là thành viên của một xã hội văn minh cũng tốt hơn, tiếp thu nhanh nhạy và đảm bảo hơn, thì mai này nó sẽ được tồn tại và truyền đạt sang thế hệ sau mỗi ngày càng hoàn mỹ hơn... việc cùng có chung "một nguồn gốc văn hóa" giúp người ta xác định một nhóm người, hay một xã hội mà tất cả các cá thể có bao nhiêu thành viên dễ và chính xác hơn.
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, trong hai khía cạnh như: Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, tuy nhiên nó có vẻ như khác nhau hoàn toàn .. nhưng ở một góc độ nào đó, nó chỉ là giữa Vật lý và Tâm linh, ý như những vật dụng thường ngày và những đồ dùng xưa cũ có tính chất truyền đạt và nhắc nhở cho con người thấy được những bước tiến, còn được gọi là "vật chất và tinh thần".
- Văn hóa vật thể của xã hội, là cái hữu hình, là thực trạng nó tồn tại dưới dạng vật chất, bao gồm như: Công trình, kiến trúc và giá trị sản phẩm cũng như khía cạnh của vật chất, như: nhà cửa, quần áo, phương tiện, đồ dùng v.v...
- Văn hóa phi vật thể, là cái vô hình, là sự trừu tượng cảm nhận của tri giác nó được lưu truyền và biểu hiện bằng hình thức truyền miệng, truyền nghề trong dân gian, nó được phân tích trên nền văn hóa xưa cũ ở nước ta hoặc một nước nào đó, đã được mã hóa, chuyển đổi trong ngôn ngữ phức tạp hay cử chỉ thao tác khó hiểu.. sang dạng thuần thục, đang mỗi ngày một phát triển như các môn: nghệ thuật, dân ca, múa nhạc, hát kịch... đó là những giá trị nhắc nhở về tinh thần của tinh hoa cội nguồn dân tộc... Kết hợp giữa Văn hóa vật thể với Văn hóa phi vật thể, qua những sản phẩm và lý thuyết mô hình, người ta có thể làm ra sản phẩm khác hoặc nhiều lĩnh vực có giá trị khác sâu sắc hơn, bên cạnh đó Văn hóa phi vật thể còn là mấu chốt để phân tích cho nền văn hóa hiện tại và trong tương lai...
Văn Hóa luôn được coi là một tài sản vô giá của cả một dân tộc hay một nhóm công đồng nào đó, họ luôn lưu giữ và quý trọng hơn bất kể thứ gì khác... Văn Hóa có được trong sáng thuần khiết hay không ? là do chính ở ý thức mỗi của mỗi con người, cũng như thành viên trong cộng đồng, và đặc biệt do người lãnh đạo hướng dẫn, mở đường , khi mà nó đã va chạm, với cốt lõi của sự xâm nhập, bao chùm hay tác động từ một xu hướng văn hóa khác, được pha trộn với bản chất của nó theo hướng xã hội đang phát triển trên đà Kinh tế...
Kinh Tế: là lương thực là cốt lõi chính của cuộc sống xã hội con người, là quan điểm của thị trường, bao gồm tổng thể các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa cá thể con người và xã hội, nó liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người trong một xã hội, với một nguồn lực có giới hạn... là tổng thể các yếu tố sản xuất, công cụ có điều kiện của con người, nó liên quan đến giữa các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất, Nói đến kinh tế là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích, của con người cũng như toàn xã hội và đất nước.
Kinh tế là tổng số vốn sẵn có, là sự chăm lo, chăm sóc cho đời sống tinh thần của một gia đình hay cộng đồng cũng như của một đất nước, đều được dựa trên sự lãnh đạo của một bộ phận hoặc một ông chủ khi quyết định và thông qua mọi người. Khái niệm của kinh tế là đề cập đến các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu thụ hàng hóa theo dịch vụ từng nhu cầu... Tuy nhiên định nghĩa về kinh tế đã thay đổi theo lịch sử, ví dụ hoạt động của kinh tế, nói đơn có nghĩa là: Dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và sức lực công cụ sản xuất cũng như quan hệ, quyết định của con người và cộng đồng xã hội, được dựa trên ba yếu tố lý thuyết của hai hướng cơ bản như: "Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?... có lưu thông phân phối được không? Phát triển sản phẩm theo hướng gì? trong tương lai phải làm như thế nào?".
Kinh tế có vững mạnh và mạch lạc hay không ? đó là do người cầm quyền phải biết cách quan hệ và thúc đẩy nhân lực, của tổng thể các công sở, ban ngành, công ty cũng như nhà máy và nhân dân... Đối với một xã hội phát triển như ngày hôm nay, không cứ là ai, tập thể hay một đất nước nào... kinh tế rất quan trọng, hầu như nó quyết định tất cả mọi hoạt động từ vật chất tinh thần của cuộc sống con người, đến Văn hóa đến Chính trị của cộng đồng và xã hội.
Chính trị: là quyền lực của lãnh đạo có tổ chức theo khoa học trên thực tế với sự hiểu biết uyên sâu theo lẽ phải có văn hóa công bằng, không dùng quân phiệt và vũ lực.. là tất cả những hoạt động, những vấn đề liên quan tới quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội, tất cả xoay quanh một vấn đề trung tâm là giành, giữ và sử dụng quyền lực của nhà nước, theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ, phép tắc chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp lên cuộc sống của mọi người góp phần làm ra, cùng gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ, phép tắc đó theo quy định hiến pháp và pháp luật..
Trong đường lối chính trị nó luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với từng con người cũng như toàn xã hội, bất kỳ xã hội nào thì chúng ta vẫn cần đến những luật lệ, phép tắc chung để hoạt động cho nhịp nhàng cho đúng khoa học, đặc biệt là nghiêm cấm tránh tình trạng vô tình hay cố ý xâm phạm đến quyền lợi, lợi ích, tài sản, sức khỏe hay thậm chí tính mạng của một người hay một cộng đồng, tập thể nào khác..
Xã hội càng phát triển, chúng ta càng cần đến chính trị thật uyên sâu, bởi một xã hội cần phải có sự ổn định, ai cũng muốn sống trên một xã hội có trật tự tốt nhất.. chính vì vậy các nhà nghiên cứu cũng như người có trách nhiệm tổ chức lãnh đạo phải tuyên huấn về chính trị thật lưu loát, và kỹ lưỡng để đả thông tư tưởng cho một người cũng như một tập thể, một đất nước khi cảm nhận về cuộc sống có Chính trị sẽ tốt hơn, sẽ an tâm và thống nhất nhiều hơn... trong cuộc sống xã hội, con người không thể sống trong tình trạng an ninh không đảm bảo, thường bị cướp bóc, khủng bố, hay sự đe dọa và thường xuyên phá hủy..
Mấu chốt bùng nổ để ảnh hưởng đến Chính trị xã hội, nó được bắt nguồn từ chính bản thân từng người và ngay chính trong gia đình nhỏ bé hoặc một tập thể đang sinh sống và cư ngụ nào đó, chính vì vậy mỗi con người chúng ta cần phải được học và hiểu uyên sâu về chính trị, để pháp luật của hiến pháp nhà nước cũng như gia pháp của gia đình luôn sử lý, giảng dạy được êm đẹp và chính xác hơn.. Mỗi chúng ta ai ai cũng cần phải có ý thức về chính trị ngay từ chính bản thân mình, ngay từ lúc còn nhỏ và dần dần khôn lớn, thì chúng ta mới có quyền đòi hỏi về nhu cầu oan toàn, trật tự cho riêng mình cũng như gia đình, làng xã hay cộng đồng đơn vị cũng như cả một đất nước. Vì mỗi chúng ta ai cũng là nhân vật chính của một gia đình, mỗi gia đình là một mắt xích của cộng đồng, một cộng đồng là một liên kết của một đất nước của xã hội...
Làm thế nào để có được nền tảng Chính trị thật tốt, thật uyên sâu ..? đó là nhờ tất cả vào các nhà lãnh đạo, phải có tinh thần trách nhiệm và chức trách cao, phải khôn khéo, mềm dẻo, thực hiện mọi chính sách và việc làm phải chính xác, cương quyết để được với lòng dân, để nhân dân tất cả mọi người, ai cũng có một niềm tin tuyệt đối noi theo và thực hiện...
Khoa Học: là toàn bộ hoạt động có hệ thống nhằm xây dựng và tổ chức kiến thức dưới dạng hình thức về những lời giải thích và tiên đoán có thể kiểm tra được về hành tinh vũ trụ, cũng như sâu trong lòng đất, mà mọi kỹ thuật được thông qua với các hình thức, phương pháp kiểm soát có Khoa học, để sử dụng quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất bất thường của tự nhiên và nhằm thu thập các thông tin, rồi sắp xếp lại những thông tin đó thành dữ liệu để phân tích, giải trình các cách thức hoạt động của nó...
Một trong những cách thức đó là phương pháp Thử nghiệm, mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều kiện là phải kiểm soát được các ý tưởng thử nghiệm đó. Tri thức trong khoa học là toàn bộ những lực lượng thông tin mà các nhà nghiên cứu Khoa học đã tích lũy được, để định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ biến rằng: Khoa học là "Tri thức" bao gồm tích cực được hệ thống hóa.
Đơn giản ta hiểu Khoa học là nghiên cứu từ lý thuyết mô phỏng thành kỹ thuật thực tế và cho ra những công nghệ hình ảnh, cũng như đồ dùng thực dụng bao gồm: dụng cụ sinh hoạt hay vật dụng đồ dùng, cái ăn thức uống, công trình máy móc, từ các loại đơn sơ cho đến phức tạp.. độ sắc bén, nhanh nhạy, bền bỉ có được đẹp đẽ theo đúng nhu cầu của cá nhân hoặc tập thể cũng như một quốc gia đã quy định và đòi hỏi hay không...
Trong "khoa học", "kỹ thuật", và "công nghệ" đôi khi được dùng đồng nghĩa tương tự như nhau, hoặc được ghép lại với nhau chẳng hạn như "Khoa học, kỹ thuật". Tuy vậy, Khoa học khác với kỹ thuật và công nghệ. Khoa học là để dành riêng cho nghiên cứu và áp đặt lên kỹ thuật, và ứng dụng của kiến thức cho kinh tế, xã hội, đồng thời Khoa học là thực tiễn để thiết kế, xây dựng, và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ thống, vật liệu... Còn công nghệ lại là sự tạo ra, biến đổi để sử dụng, kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến, một giải pháp đã tồn tại, và mục đích thực thi trong tương lai.
Khoa học theo nghĩa rộng và bền thì nó đã được tồn tại từ trước kỷ nguyên hiện đại, và đã trải qua trong nhiều nền văn minh cổ đại từ xa xưa. Chi tiết nền Khoa học bao gồm(Lịch sử học, Triết lý học, Nghiên cứu và Thực thi học), trong phân bổ có (Toán học, Hóa học, Vật lý học).
Trên cơ sở, các Cộng đồng Khoa học bao gồm các nhóm, đều thông qua văn liệu khoa học rồi xuất bản.
Các lĩnh vực khoa học thường được chia thành hai nhóm chính: Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội.
khoa học tự nhiên, là nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên (kể cả đời sống sinh học).
khoa học xã hội, là nghiên cứu hành vi con người và xã hội.. Trong cả hai căn bản đều phải có khả năng được thử nghiệm và kiểm soát tính đúng đắn về tính chất của nó, bởi các nhà nghiên cứu tuy khác nhau nhưng đều làm việc trong cùng một điều kiện giống nhau. Ngoài ra các ngành còn có liên quan đến nhóm và được thành lập lại thành các khoa học liên ngành và khoa học ứng dụng, chẳng hạn như khoa học kỹ thuật và khoa học sức khỏe. Các thể loại khoa học này, có thể bao gồm các yếu tố của ngành khoa học khác... nhưng tất cả thường có thuật ngữ và cơ quan chuyên môn riêng.
Vậy làm thế nào để con người đạt được một công nghệ với nền Khoa học tối đa và kỹ thuật tốt nhất? đó là nhờ tất cả vào sự sáng tạo của các nhà "thí nghiệm trong tri thức khoa học tiên tiến", cùng các kỹ sư, thiết kế ngày đêm không ngừng phấn đấu học hỏi để trở thành dày dặn kinh nghiệm, nghiên cứu và thiết kế rồi tạo ra mọi sản phẩm cũng như máy móc, công trình và kỹ năng sử dụng, sản xuất..
"Nhân văn Tri thức" mỗi ngày
Tạo nên cuộc sống tạo nên bến bờ
Mai sau vui sướng ấy là
Trải qua nghĩa "đạo" thanh lọc điều hay
Đổi thay tư cách con người
Dựng xây cuộc sống dựng xây gia đình
Chăm lo săn sóc ân cần
Thắm tươi hạnh phúc muôn phần thiết tha
Nếu như không biết không tài
Lắng nghe học hỏi âm thầm dõi theo
Tương lai phấn đấu lâu dài
Mai sau sẽ tốt sẽ hoàn thiện hơn
Xưa kia so sánh bây giờ
Mai sau cũng vậy mỗi ngày phải hơn
Nhanh chân đi trước cũng là
Thu mua lợi nhuận tích về phần hơn
Bởi hay thế giới con người
"Nhân Văn Tri Thức" muôn phần đẹp tươi
Mong sao lớp lớp sau này
Cùng nhau vun đắp mỗi ngày thật sâu !
Nhân văn Tri thức là tất cả, về hình thức và diện mạo của một con người đẹp, văn minh lịch sự, cũng như một gia đình đã có đầy đủ về văn hóa, kinh tế, chính trị và tư tưởng tư duy về đạo giáo, lý lẽ tốt cho cuộc sống vui tươi và hạnh phúc... một đất nước dân giàu nước mạnh, một xã hội công bằng cho mọi nhu cầu có khoa học thiết thực cao, trong cuộc sống của loài người, khi mà con người đã có đầy đủ về trình độ nhận biết và phát triển thúc đẩy được nó lên cao, theo nhu cầu...
___________SD & CN_____05 / 09 / 2015_____Trương văn Khẩn___________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét